CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tiếng Trung--Từ vựng
1 Đối chiếu dấu ấn văn hóa dân tộc bên trong những câu tục ngữ Việt Nam và tục ngữ Trung Hoa có từ chỉ tên động vật / Phạm Thị Minh Hằng // .- 2024 .- Số 05(66) .- Tr. 242-251 .- 400
Tục ngữ là hiện tượng ngôn ngữ phổ biến, có tác dụng giúp cho việc diễn tả ý tưởng, suy nghĩ trở nên sâu sắc, tế nhị, hàm súc. Tục ngữ là “túi khôn của nhân loại”, là kho tàng biểu đạt ngôn ngữ tinh tế của mỗi dân tộc. Trong tiếng Việt hay tiếng Hán, tục ngữ đều có vị trí nhất định, làm phong phú, đa dạng cách thức diễn đạt cho mỗi ngôn ngữ. Bài viết này chúng tôi đối chiếu dấu ấn văn hóa dân tộc ẩn chứa bên trong những câu tục ngữ Việt Nam và tục ngữ Trung Hoa có từ chỉ tên động vật.
2 Hướng dẫn khai thác công cụ tìm kiếm Baidu vào tự học tiếng Trung Quốc thực hành cơ bản / Hoàng Thanh Hương // .- 2024 .- Số 350 - Tháng 2 .- Tr. 46-58 .- 495.1
Phân tích và chỉ ra các giá trị của Baidu đối với việc tự học, đồng thời hướng dẫn người học các kĩ thuật sử dụng Baidu cơ bản và cách khai thác Baidu vào tự học một số nội dung thực hành tiếng Trung Quốc cụ thể, với mục đích giúp người học tiếp cận hiệu quả với công cụ tìm kiếm Baidu trong quá trình tự học tiếng Trung Quốc.
3 Đũa: Vì sao tiếng Trung dùng từ “筷”, còn tiếng Việt dùng từ “箸”? / Nguyễn Cung Thông // Khoa học Đại học Đông Á .- 2022 .- Số 1(3) .- Tr. 122-143 .- 495.1
Tìm hiểu lịch sử chữ đũa hay trứ/trợ trong tiếng Việt và Hán Việt, đặc biệt là các phương ngữ Nam Trung Quốc, cho thấy một quá trình giao lưu văn hóa rất lâu đời. Sau khi giành lại độc lập, tiếng Việt rời xa quỹ đạo của tiếng Hán, tuy nhiên vẫn còn bảo lưu một số âm cổ từ thời kỳ giao lưu tiên Tần như các dạng kẹp (*ke:b>giáp), đũa (*ȡʱiwo>trứ/trợ), chữ Hán còn giữ lại hình ảnh (tượng hình) qua các nét khắc/vẽ cổ đại (giáp văn, kim văn…). Điều này cho thấy hai ngôn ngữ Việt và Hán đã giao lưu ngay từ thời bình minh của ngôn ngữ.