CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thành ngữ--Tiếng Hán
1 Thành ngữ có thành tố 打 (đả) trong tiếng Hán và có thành tố “đánh” trong tiếng Việt / Tang Li Chun (Thang Lập Quân) // .- 2023 .- Số 345 - Tháng 10 .- Tr. 61-68 .- 495.1
Thống kê, miêu tả đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của các thành tố có thành tố “打” (đá) trong tiếng Hán vá các thành ngữ có thành tố “đánh” trong tiếng Việt. Từ đó đối chiếu, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa chúng.
2 Hình ảnh các vị Phật và nhà sư trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt / Vũ Hoàng Hà, Hoàng Thị Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 7(328) .- Tr. 139-145 .- 400
Phân tích hình ảnh các vị Phật. Phân tích hình ảnh các vị sư trong ngữ liệu thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt. Phác họa khá rõ nét những nét tương đồng mang tính văn hóa khu vực và những đặc trưng riêng chịu ảnh hưởng của những yếu tố mang tính văn hóa – lịch sử của hai dân tộc.
3 Đặc điểm thành ngữ tiếng Hán chứa hư từ văn ngôn “chi (之), hồ (乎), giả (者), dã (也)” / Giang Thị Tám // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 7(328) .- Tr. 95-102 .- 400
Thống kê, phân tích và quy nạp các nhóm thành ngữ tiếng Hán chứa hư từ văn ngôn (tiếng Hán cổ đại) chi (之), hồ (乎), giả (者), dã (也) theo đặc điểm cấu trúc và chức năng cú pháp trong câu. Nghiên cứu này cũng tìm về nguồn gốc thành ngữ từ bình diện từ loại, ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp của các hư từ văn ngôn. Nghiên cứu có thể giúp cho việc nhận biết, nắm bắt và vận dụng thành ngữ Hán được hình thành từ tiếng Hán cổ và có chứa hư từ văn ngôn một cách thành thạo và đích thực hơn.
4 Đặc trưng văn hóa giáo dục của người Trung Quốc và Việt Nam qua thành ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt / Liêu Linh Chuyên, Nguyền Hoàng Khánh Trang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 10(317) .- Tr. 107-110 .- 495. 170 3
Phân tích các thành ngữ theo từng nội dung khác nhau, từ đó làm rõ sự tương đồng và dị biệt về tư tưởng, đặc trưng văn hóa giáo dục của người Trung Quốc và người Việt Nam được thể hiện qua ngôn ngữ của hai nước.