CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thị trường trái phiếu--Doanh nghiệp

  • Duyệt theo:
1 Giải pháp phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Quang Thuân // .- 2023 .- Số 812 .- Tr. 18-21 .- 332

Sự phát triển của thị trường trái phiếu góp phần làm giảm áp lực lên vốn tín dụng ngân hàng, nhất là vốn trung dài hạn cho đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý cho lĩnh vực này cũng ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, sự phát triển nóng của thị trường trái phiếu, cũng như việc thiếu kiểm tra chặt chẽ mục đích sử dụng tiền phát hành trái phiếu của doanh nghiệp đang gây những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế, điển hình như vụ việc Tân Hoàng Minh. Bên cạnh đó là khả năng thanh toán thời gian tới của trái phiếu doanh nghiệp bất động sản cũng đang đặt ra những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích và đánh giá dựa trên số liệu và tư liệu thứ cấp của một số cơ quan chức năng, làm rõ nội dung nói trên, đưa ra một số khuyến nghị có liên quan.

2 Phát huy vai trò của ngân hàng thương mại trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay / Trần Thị Việt Thạch // .- 2024 .- K1 - Số 259 - Tháng 3 .- Tr. 73 - 77 .- 657

Ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển ổn định, lành mạnh của thị trường trái phiếu Doanh nghiệp (TTTPDN) mỗi quốc gia. Với nhiều chức năng như nhà phát hành, nhà đầu tư, tổ chức cung ứng các dịch vụ, các NHTM vừa là người tạo cung, cầu cho thị trường, vừa là người cung ứng các dịch vụ chất lượng cao. Bài viết tập trung đánh giá vai trò của NHTM trên TTTPDN tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp để phát huy vai trò của NHTM trong thúc đẩy phát triển ổn định và lành mạnh của TTTPDN.

3 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản / Nguyễn Quang Thuân // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 16-18 .- 332

Khung pháp lý để thị trường bất động sản phục hồi và phát triển bền vững đang dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, để khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản, tiếp tục cần có sự vào cuộc quyết liệt của các bên liên quan như cơ quan quản lý, sự chung tay của các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại và các định chế tài chính trung gian. Giải pháp phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng góp phần khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản.

4 Nhân tố tác động tới khả năng thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp / Nguyễn Thị Diệu Chi, Đặng Ngọc Nghĩa, Đặng Thùy Anh, Khương Mai Anh, Dương Khánh Linh, Hà Thị Thanh Hằng // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 34-36 .- 658

Bài viết đánh tác động của các yếu tố tới khả năng thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2023 bằng phươngpháp FGLS và kỹ thuật hồi quy phân vị. Kết quả cho thấy, quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp, giá trị giao dịch cổ phiếu và biến động tỷ giá tác động cùng chiều với khả năng thanh khoản. Trong khi đó, lợi suất trung bình, kỳ hạn trái phiếu và lạm phát thì tác động ngược chiều với khả năng thanh khoản. Kết quả cũng ghi nhận tác động không đồng nhất của các yếu tố thể chế, biến động lãi suất tiền gửi bình quân và thời gian đã lưu hành trái phiếu. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.

5 Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ an toàn, bền vững / Phạm Văn Hiếu // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 57 - 60 .- 332

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu chính phủ theo thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho ngân sách nhà nước và làm tham chiếu về lãi suất cho các thị trường tài chính và hàng hóa của nền kinh tế. Nhằm phát huy hiệu quả của kênh huy động vốn từ trái phiếu chính phủ, thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển thị trường an toàn, bền vững.

6 Các yếu tố tác động đến thị trường trái phiếu ở các quốc gia Asean+3 và kinh nghiệm cho Việt Nam / Đoàn Ngọc Minh Hương, Phạm Duy Linh // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 35 - 38 .- 332

Nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố tác động đến quy mô thị trường trái phiếu ở các quốc gia nằm trong khối ASEAN+3 (ASEAN và 3 nền kinh tế lớn ở khu vực Đông Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Nhóm tác giả sử dụng các mô hình ước lượng cho dữ liệu bảng theo quý trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2022. Nghiên cứu tìm thấy mức độ bất ổn làm giảm quy mô phát triển thị trường trái phiếu ở các nước. Bên cạnh đó, quy mô thị trường trái phiếu cũng có tương quan đến các biến liên quan đến mức độ phát triển và chu kỳ kinh tế. Kết quả nghiên cứu này hàm ý rằng các chính sách vĩ mô của chính phủ đối với nền kinh tế mặc dù đạt hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu nhưng vẫn còn đó những yếu tố bất định mang tính toàn cầu nằm ngoài sự nỗ lực của chính phủ các nước.

7 Giai đoạn bất ổn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 2020 – 2023 : thực trạng, nguyên nhân và giải pháp / Trần Tuấn Vinh, Nguyễn Anh Vũ, Hà Tiến Quân // .- 2023 .- Số 14 .- Tr. 60 - 69 .- 332

Phân tích thực trạng, nguyên nhân của đợt bất ổn và đưa ra các giải pháp nhằm ổn định thị trường TPĐN trong giai đoạn 2020 - 2023. Thực trạng bất ổn được bắt đầu bằng giai đoạn bùng nổ phát hành trái phiếu của năm 2020 Sau đó, thị trưởng rơi vào giai đoạn bất ổn và thoái trào năm 2022, và cuối cùng là giai đoạn áp lực đáo hạn, mất khả năng thanh toán và gia hạn nợ của năm 2023.

8 Hoàn thiên các cấu phần của thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ / Nguyễn Thanh Huyền, Nguyễn Thuỳ Linh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 803 .- Tr. 51 - 54 .- 658

Cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2000, thị trường trái phiếu được hình thành trong đó có thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Trong cấu trúc của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn lớn, thời gian dài và chi phí thấp cũng như hạn chế tình trạng phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, cho đến nay thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, mang tính riêng lẻ, hoạt động trên thị trường thứ cấp vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

9 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam: một số vấn đề và giải pháp cho thời gian tới / Nguyễn Đình Tiến // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 619 .- Tr. 73 - 74 .- 658

Năm 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tập trung vào một số lĩnh vực như sản xuất, thương mại, dịch vụ, năng lượng. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đến cuối năm 2021 tương đương 15% GDP, bằng 12,06% quy mô dư nợ tín dụng, trong đó phát hành riêng lẻ là chủ yếu, chiếm 90% tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

10 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp : góc nhìn từ các nền kinh tế lớn và những bài học kinh nghiệm / Nguyễn Hồ Phương Thảo // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 23 .- Tr. 27 - 33 .- 658

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển tốt là cần thiết cho hiệu quả và sự ổn định của hệ thống tài chính của đất nước cũng như sự tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Đây là nguồn tài chính không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp phát hành mà còn góp phần đa dạng hóa tài chính. Tính đến cuối năm 2019, lượng trái phiếu doanh nghiệp tài chính đang lưu hành trên toàn cầu đạt mức cao nhất mọi thời ddaij13,5 nghìn tỷ USD. Tuy quy mô ngày càng lớn nhưng chất lượng và động lực phát hành của lượng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành đã thay đổi. Chất lượng tín dụng tổng thể thấp hơn, yêu cầu hoàn vốn cao hơn, kỳ hạn dài hơn và các giao ước bảo vệ kém hơn. Những đặc điểm nói trên có thể tác động tiêu cực đối với khu vực doanh nghiệp phi tài chính và nền kinh tế nói chung. Do đó, quy mô, chất lượng và động lực của thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày nay đã trở thành một yếu tố cần xem xét trong các kịch bản khác nhau, làm nền tảng cho việc thực thi chinhsachs tiền tệ ở các quốc gia.