CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Xuất khẩu--Nông sản

  • Duyệt theo:
1 Hoàn thiện thể chế thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU trong điều kiện thực hiện EVFTA / Nguyễn Thị Quỳnh Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 227 .- Tr. 67-70 .- 330

Bài viết phân tích tình hình và đánh giá sự hoàn thiện về thể chế thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản trong điều kiện thực hiện hiệp định EVFTA trên hai khía cạnh: (1) rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, (2) cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, địa phương để triển khai thực hiện EVFTA.

2 Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU / Nguyễn Thị Quỳnh Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 226 .- Tr. 73-79 .- 330

Bài viết phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU dực trên các tiêu chí : quy mô, tỷ trọng, thị trường và cơ cấu xuất khẩu nông sản theo sản phẩm. Một số gợi ý chính sách được đưa ra liên quan đến nhận thức của các chủ thể EVFTA; hoàn thiện thể chế và chính sách; thúc đẩy các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại.

3 Tác động CPTPP và RCEF đến thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong xuất khẩu nông sản / Đỗ Thu Hương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 4 (452) .- Tr.39 - 46 .- 346.066

Năm 2008 và 2009 đánh dấu mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản thông qua Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản 2008 và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản 2009. Sau một thập kỷ, mối quan hệ này được củng cố thông qua Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2019 và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) năm 2021. CPTPP và RCEP thiết lập mức độ mở cửa thị trường cao hơn hẳn so với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) truyền thống. Các FTA đã tạo ra sự thúc đẩy đáng kể đến thương mại giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực hàng nông sản; mở ra những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản của Việt Nam muốn tiếp cận thị trường Nhật Bản.

4 Nghiên cứu phát triển dịch vụ kho lạnh hỗ trợ xuất khẩu nông sản / Bùi Thị Xuân Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 607 .- Tr. 22 - 24 .- 658

Bài viết sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo của các đơn vị, các công trình nghiên cứu. Bài báo đã công bố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích dữ liệu theo thời gian để phân tích thực trạng thị trường kho lạnh của Việt Nam trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ kho lạnh hỗ trợ xuất khẩu nông sản.

5 Thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam : trong bối cảnh ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu / Nguyễn Vũ Minh // Chứng khoán Việt Nam .- 2021 .- Số 277 .- Tr. 54-57 .- 658

Tập trung phân tích thực trạngxuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU, từ đó chỉ ra một số thách thức đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này.

6 Hoàn thiện chính sách thương mại về xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Đông / Đậu Xuân Đạt, Trần Thị Ngát // .- 2021 .- Số 09 (193) .- Tr. 9-19 .- 338.1

Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. Sự thâm nhập của nông sản Việt Nam vào thị trưởng Trung Đông khá muộn, cho nên các sản phẩm nông sản Việt Nam chưa gây được cảm tình với người tiêu dùng Trung Đông và chưa cạnh tranh được với các quốc gia khác. Vì vậy Việt Nam cần hoàn thiện chính sách thương mại nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh và hỗ trợ doanh nghiệp qua Đại dịch.