CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Châu Phi

  • Duyệt theo:
1 Nguồn gốc quốc ca trên thế giới và đặc trưng trong quốc ca tại các quốc gia Châu Phi / Hồ Diệu Huyền // .- 2023 .- Số 02 (210) - Tháng 2 .- Tr. 38-43 .- 327

Phân tích, khái quát về nguồn gốc quốc ca trên thế giới và đặc trưng trong các bài quốc ca tại các nước thuộc khu vực châu Phi về thời điểm công bố, ngôn ngữ sử dụng và nội dung của các bài quốc ca.

2 Động thái mới của châu Phi và Trung Đông trong cạnh tranh nước lớn: khởi đầu một thời kỳ bất ổn mới? / Lê Kim Sa // .- 2023 .- Số 09 (217) - Tháng 9 .- Tr. 11 – 19 .- 327

Cạnh tranh của các nước lớn đã từng được định hình với sự tích hợp các nỗ lực quân sự, kinh tế, công nghệ và ngoại giao. Tuy nhiên, tại Châu Phi và Trung Đông, những động thấy mới gần đây cho thấy điều này đang có những thay đổi đáng kể. Ở châu Phi, các quốc gia hậu thuộc địa vẫn chưa quên quá khứ đang ngày càng đảm nhận vị trí là một trong những cực chính của trật tự đa cực quốc tế. Từ lâu là đấu trường trung tâm của sự cạnh tranh giữa các cường quốc, Trung Đông có thể đại diện cho một điều gì đó mới mẻ. Kể từ sau Mùa xuân Arab, Trung Đông trải qua sự thay đổi chính trị đáng kể, và khi Mỹ giảm dần sự quan tâm của mình đối với khu vực này, “khoảng trống quyền lực” đã xuất hiện. Các quốc gia khác đã nhanh chóng lấp đầy khoảng trống do phương Tây rút khỏi khu vực. Bằng phương pháp tổng hợp, bài viết tập trung phân tích vào những động thái mới tại khu vực Châu Phi và Trung Đông, để từ đó đánh giá triển vọng khu vực và thế giới.

3 Hai mươi năm nghiên cứu châu Phi và Trung Đông / Kiều Thanh Nga // .- 2023 .- Số 09 (217) - Tháng 9 .- Tr. 20 – 28 .- 327

Bài viết là cảm xúc và tình yêu, là niềm tin và tư tưởng của cá nhân trong 20 năm nghiên cứu châu Phi - Trung Đông. Nghiên cứu châu Phi - Trung Đông sẽ tiếp tục và hội nhập vào khu vực rộng lớn hơn với cánh cửa mới mở ra một chân trời mới.

4 Liên minh kinh tế tuần hoàn châu Phi (ACEA) và một số lĩnh vực kinh tế tuần hoàn nổi bật ở châu Phi hiện nay / Nguyễn Thị Hằng, Trần Thùy Phương // .- 2023 .- Số 09 (217) - Tháng 9 .- Tr. 29 – 38 .- 327

Bài viết đề cập đến tầm quan trọng của nền kinh tế tuần hoàn và việc thành lập Liên minh kinh tế tuần hoàn châu Phi (ACEA). Bài viết cũng bàn về năm lĩnh vực kinh tế tuần hoàn quan trọng với những mô hình đã, đang và sẽ triển khai ở các quốc gia châu Phi, cụ thể: bảo đảm an ninh lương thực; tái chế rác thải nhựa; Tái chế rác thải điện tử; kinh tế tuần hoàn trong ngành thời trang và dệt may; xây dựng cơ sở hạ tầng với lượng khí thải thấp. Muốn thực hiện tốt những lĩnh vực kinh tế tuần hoàn kể trên cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các bên có liên quan. Bài viết đồng thời tìm hiểu về các giải pháp tuần hoàn được các nước châu Phi sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu hành động quan trọng về khí hậu và các тис tiêu phát triển bền vững.

5 Tình hình ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ ở một số nước châu Phi / Vũ Thị Thanh, Lê Bích Ngọc // .- 2023 .- Số 09 (217) - Tháng 9 .- Tr. 48 – 56 .- 327

Châu Phi là châu lục đa dạng về sắc tộc, văn hoá và ngôn ngữ. Có khoảng hơn 2.500 ngôn ngữ riêng biệt được sử dụng ở châu Phi. Sự đa dạng ngôn ngữ ở châu lục này không chỉ xuất hiện theo địa giới mà ngay trong mỗi con người châu Phi. Tuy nhiên, tất cả các ngôn ngữ bản địa châu Phi đều phải cạnh tranh với một vài ngôn ngữ thuộc địa (tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha). Sự cạnh tranh này không chỉ cản trở việc sử dụng ngôn ngữ bản địa của người châu Phi trong kỷ nguyên kỹ thuật số mà còn dẫn đến việc loại trừ rất nhiều người châu Phi không thông thạo ngôn ngữ thuộc địa. Đây cũng là những ngôn ngữ được rất nhiều quốc gia châu Phi sử dụng trên các phương tiện truyền thông, trong chính trị - ngoại giao, trong giáo dục đào tạo, thậm chí được dùng làm ngôn ngữ chính thức quốc gia... Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với những tài liệu sẵn có để nghiên cứu tình hình ngôn ngữ ở một số nước châu Phi, thông qua tìm hiểu về thực trạng ngôn ngữ ở một số quốc gia châu Phi điển hình, từ đó chỉ ra những nguyên nhẫn dẫn đến sự đa dạng ngôn ngữ và nhận định về vị thế của ngôn ngữ bản địa châu Phi.

6 Cạnh tranh Trung Quốc – Mỹ tại châu Phi – Trung Đông / Nguyễn Hồng Quân // .- 2023 .- Số 05 (213) - Tháng 5 .- Tr. 3 - 13 .- 327

Châu Phi Trung Đông ngày càng trở thành tâm điểm của cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi Mỹ cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức nhiều nhất cho châu Phi, thì Trung Quốc là đối tác thương mại song phương hàng đầu của khu vực này. Hai quốc gia Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh để có mối quan hệ ngày càng sâu sắc tại đây. Khi cạnh tranh Trung Quốc và Mỹ ngày càng gay gắt, các nước châu Phi xoay sở,vật lộn để cân bằng mối quan hệ với hai cường quốc toàn cầu này, thậm chí đóng góp vào định hình quỹ đạo của cuộc cạnh tranh này.

7 Hợp tác của Trung Quốc với các nước châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam / Phạm Bích Ngọc, Đào Thúy Hằng, Trần Việt Liên // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 47-54 .- 327

Trung Quốc là đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư lớn nhất của châu Phi trong thời gian qua và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Bài viết này tóm lược sự phát triển quan hệ thương mại và đầu tư của Trung Quốc với các nước châu Phi trong thời gian hơn một thập kỉ vừa qua và việc Trung Quốc sử dụng lĩnh vực ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển đó. Trên cơ sở đó, bài viết rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. Bài viết sử dụng số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc trong giai đoạn 12 năm từ năm 2010 - 2021. Bài viết này là kết quả đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hợp tác Việt Nam - châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng”, ĐTNH.007/22 do ThS. Đào Thúy Hằng là chủ nhiệm; Vụ Hợp tác quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chủ trì.

8 Chuyển đổi năng lượng ở Châu Phi: Tiếp cận từ kinh tế tuần hoàn / Kiều Thanh Nga // .- 2023 .- Số 1(536) .- Tr. 102-111 .- 330

Nghiên cứu này chứng minh tiềm năng chuyển đổi năng lượng ở Châu Phi với các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn là khá lớn, kinh tế tuần hoàn có thể kích hoạt việc sử dụng năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả nếu Châu Phi có chính sách năng lượng hiệu quả và phù hợp, cũng như các chiến lược và kế hoạch của từng quốc gia.

9 Nghiên cứu về giáo dục Đại học và đảm bảo chất lượng trong các trường Đại học Châu Phi / Hardson Kwandayi // .- 2022 .- Số 107 .- Tr. 25-28 .- 378

Đảm bảo chất lượng, nâng cao năng lực nhà quản lý là một cách để xây dựng năng lực nghiên cứu giáo dục Đại học. Việc thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng có nhiều khả năng được cải thiện, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục Đại học.

10 Bối cảnh quốc tế mới và thách thức đối với Châu Phi / Vũ Thị Thanh // .- 2021 .- Số 11 (195) .- Tr. 18-25 .- 327

Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó các vấn đề như: điều chỉnh chiến lược lớn của các nước lớn, an ninh phi truyền thống, xu hướng bảo hộ và trào lưu dân túy, sự phát triển khoa học, chiến tranh Trung – Mỹ, … đã đưa cục diện thế giới đến giai đoạn mới. Trong bối cảnh đó Châu Phi bất ổn lại đương đầu nhiều khó khăn, thách thức, sung đột sắc tộc, chiến tranh, nợ nước ngoài, khủng hoảng, … bên cạnh đó sức ép chính trị, tác động covid-19 khiến môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của Châu Phi ngày càng trở nên bất ổn định.