CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Vận tải biển
1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp vận tải biển niêm yết / Đào Văn Thi, Đinh Thị Thu Ngân // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 105-109 .- 332
Nghiên cứu này xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng báo cáo tài chính của nhóm doanh nghiệp vận tải biển niêm yết. Kết quả cho thấy, hệ số nợ và biến khả năng thanh toán hiện hành có tác động ngược chiều đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ giữa giá trị thị trường chia giá trị sổ sách của cổ phiếu có tác động cùng chiều đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính. Nghiên cứu là tiền đề để các nhà quản lý có các biện pháp phù hợp làm tăng chất lượng báo cáo tài chính nhóm doanh nghiệp vận tải biển. Các nghiên cứu trong tương lai có thể sử dụng các mẫu nghiên cứu lớn hơn; đồng thời, sử dụng đa dạng các phương pháp để đánh giá chất lượng báo cáo tài chính.
2 Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết ở Việt Nam / Vũ Thị Như Quỳnh // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 94-97 .- 332
Trong những năm gần đây, ngành Vận tải biển đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do các yếu tố tác động của địa chính trị thế giới, giảm tỷ lệ lạm phát cao ở một số nước, cộng với nhu cầu tiêu dùng giảm... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp để vượt qua “cơn gió ngược”, duy trì hoạt động kinh doanh ổn định. Thực tiễn những năm qua cho thấy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vận tải biển, thì vấn đề cấu trúc tài chính của doanh nghiệp cần được quan tâm. Bài viết phân tích ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến cấu trúc tài chính, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải biển ở Việt Nam trong thời gian tới.
3 Kết nối vận tải hàng hải trong vai trò giảm thiểu tác động tiêu cực của khoảng cách địa lý đối với xuất khẩu của Việt Nam / Huỳnh Thị Diệu Linh, Hoàng Thanh Hiền // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2023 .- Số 1 .- Tr. 38-51 .- 658
Nghiên cứu áp dụng phương pháp hồi quy Hai bước hệ thống GMM (Two-step system Generalized Method of Moments), và sử dụng các kiểm định cần thiết, để đảm bảo kết quả ước lượng của mô hình là vững, không chệch và phù hợp. Kết quả ước lượng của đa số các biến đều có ý nghĩa thống kê và phù hợp với các giả thuyết của mô hình trọng lực. Kết quả thực nghiệm không những khẳng định tầm quan trọng của kết nối vận tải hàng hải đối với xuất khẩu của Việt Nam mà còn kết luận kết nối vận tải đường biển song phương hiệu quả sẽ giúp giảm tác động tiêu cực của khoảng cách địa lý.
4 Tác động của vận tải hàng hải đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam / Huỳnh Thị Diệu Linh, Hoàng Thanh Hiền, Chu Đức Hiền, Kongmany SICHANTHAPADID // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 307 .- Tr. 22-30 .- 332.1
Bài viết đánh giá ảnh hưởng của chất lượng vận tải hàng hải đối với thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam từ 17 đối tác đầu tư chính trong giai đoạn 2013 - 2020. Áp dụng mô hình lực hấp dẫn mở rộng (Augmented Gravity Model), kết quả nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của vận tải hàng hải với thu hút FDI vào Việt Nam. Cụ thể, trong khi kết nối vận tải, lượng tàu được đóng mới và lượng tàu đăng ký có tác động tích cực đáng kể đến thu hút FDI vào Việt Nam, thì tuổi của tàu và lượng hàng hóa được chuyên chở có tác động tiêu cực đáng kể đến sự hấp dẫn của FDI vào nước ta. Vì vậy, để tiếp tục duy trì và đẩy mạnh thu hút nguồn vốn này, chính phủ Việt Nam cần quan tâm và khuyến khích hơn việc đầu tư có hiệu quả vào lĩnh vực vận tải hàng hải để tạo điều kiện gia tăng cạnh tranh trong sản xuất và tăng tính hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến đầu tư.
5 Nghiên cứu một số giải pháp phát triển theo hướng bền vững vận tải ven biển khu vực phía Nam / Trần Quang Bằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 617 .- Tr. 121-122 .- 363.73
Bài báo phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển vận tải ven biển khu vực phía Nam trên quan điểm theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Trên cơ sở đó nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển theo hướng bền vững vận tải ven biển khu vực phía Nam.
6 Liên kết kinh tế giữa các địa phương ven biển : kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Võ Thị Minh Lệ, Nguyễn Thị Hồng Nga // .- 2022 .- Số 08 (192) .- Tr. 45-52 .- 327
Trong những năm gần đây đã có nhiều mô hình phổ biến về liên kết kinh tế giữa các địa phương ven biển là “ mạng lưới hàng hải”, hệ thống thành phố biển, trung tâm đô thị ven biển nhằm phục vụ cho các tuyến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, hay nói cách khác là hợp tác trong lĩnh vực vận tải biển. Bài viết trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế sẽ gợi mở một số mô hình liên kết kinh tế biển cho Việt Nam.