CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nhiệt độ
1 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc, sự không đồng nhất cấu trúc và động học của silica lỏng / Giáp Thị Thùy Trang, Phạm Hữu Kiên, Dương Thị Lan, Trịnh Văn Hà // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 3(Tập 64) .- Tr. 43-49 .- 530
Nghiên cứu trình bày ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc, sự không đồng nhất cấu trúc và động học của silica lỏng. Tác giả sử dụng phương pháp mô phỏng động lực học phân tử để khảo sát sự thay đổi cấu trúc và tính chất động học trong vật liệu silica lỏng. Kết quả nghiên cứu hàm phân bố xuyên tâm, số phối trí, các đặc trưng của domain và năng lượng trung bình trên một nguyên tử cho thấy, silica trải qua 3 vùng cấu trúc khác nhau khi nhiệt độ tăng từ 2000 đến 6000 K. Trong đó, quá trình thay đổi cấu trúc xảy ra mạnh nhất ở khoảng nhiệt độ 4500-5000 K. Thêm nữa, các tác giả đã khảo sát hàm liên kết đám của các loại nguyên tử linh động, không linh động và ngẫu nhiên. Kết quả khẳng định, nhiệt độ càng cao thì cấu trúc của silica lỏng càng đồng nhất và hiện tượng không đồng nhất cấu trúc chỉ xảy ra ở nhiệt độ dưới 3500 K. Cuối cùng, nghiên cứu chỉ ra nguyên tử O trong vật liệu có linh động hơn nguyên tử Si.
2 Nghiên cứu chế tạo cảm biến khí ở nhiệt độ phòng trên cơ sở vật liệu polypyrole / Trần Thanh Bình, Luyện Quốc Vương, Hoàng Văn Hán // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 3(Tập 64) .- Tr. 50-54 .- 530
Trình bày kết quả nghiên cứu tổng hợp polypyrrole (Ppy) biến tính Dodecylbenzen sulfonic axit (DBSA) có cấu trúc nano định hướng ứng dụng cho cảm biến khí NH3 hoạt động ở nhiệt độ phòng. Kết quả phân tích cấu trúc hình thái bề mặt và thành phần hóa học của màng PPy được nghiên cứu lần lượt bằng kính hiển vi điện tử quét phân giải cao (FE-SEM), phổ hồng ngoại biến đổi Fpurier (FT-IR) và UV-Vis. Sản phẩm thu được bằng phương pháp điện hóa với màng PPy có cấu trúc nano, độ dẫn của màng PPy phụ thuộc vào nồng độ chất biến tính DBSA. Các kết quả thu được chứng minh rằng, vật liệu nano PPy là những đối tượng đầy tiềm năng ứng dụng làm lớp vật liệu nhạy cho cảm biến khí.
3 Mối liên quan giữa nhiệt độ với số người bệnh cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) điều trị nội trú tại năm bệnh viện tại thành phố Đà Nẵng / Ngô Văn Toàn, Lê Vũ Thúy Hương, Trần Thị Thoa, Nguyễn Thị Khánh Linh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 9-15 .- 610
Nghiên cứu cắt ngang tiến hành năm 2019 tại năm bệnh viện tại thành phố Đà Nẵng nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi giá trị nhiệt độ đối với số người cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nhập viện điều trị nội trú. Diễn biến nhiệt năm 2019, nhiệt độ tăng dần từ tháng 1 đến tháng 6, tháng 7 và sau đó giảm dần đến tháng 12. Nhiệt độ cao nhất ở tháng 6,7 và 8. Nhiệt độ thấp nhất ở tháng 12 và tháng 1. Kết quả nghiên cứu chỉ ra: khi nhiệt độ chênh lệch tăng 1oC, nguy cơ nhập viện điều trị nội trú do COPD của người cao tuổi tăng 4%. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự tăng nhiệt độ trung bình ngày, nhiệt độ tối đa và nhiệt độ tối thiểu với số người bệnh cao tuổi mắc COPD điều trị nội trú.
4 Nghiên cứu phát triển hệ thống cảnh báo khí độc, nhiệt độ, độ ẩm trong ô tô / Bùi Hữu Phước, Trịnh Lương Miên // .- 2021 .- Số 249+250 .- Tr. 27-28, tr. 34 .- 629.8
Để tránh bị sốc nhiệt, khí độc khi bước vào ô tô hoặc để biết được tình trạng không khí trong ô tô khi đang di chuyển, hoặc do vô tình có người bị bỏ lại trong ô tô mà chất lượng khí trong ô tô lại quá tệ. Việc dùng phương pháp thủ công xác định nhiệt độ, độ ẩm, khí độc trong ô tô ngày nay k tiện lợi và tốn thời gian. Ở Việt Nam rất nhiều ô tô chưa được trang bị đầy đủ thiết bị cảnh báo khí độc, nhiệt độ độ ẩm, cũng như ít thiết bị này kết nối đến điện thoại người dùng. Do đó nghiên cứu phát triển hệ thống phần mềm và thiết bị cảnh báo nhiệt độ, độ ẩm khí độc trong ô tô cho phép dữ liệu cảnh báo đến Apps trên Smarphone người dùng la cần thiết và ý nghĩa.