CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bảo vệ chủ quyền

  • Duyệt theo:
1 Sự kiện ngày 19 tháng 01 năm 1974 và bài học kinh nghiệm lịch sử về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay / Ngô Văn Minh // .- 2024 .- Số 1 (189) .- Tr. 82 - 91 .- 959

Bài viết nhằm điểm lại chuỗi sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, từ việc nước này bành trướng trên bản đồ, lên tiếng tranh chấp chủ quyền đến lén lút chiếm đóng bất hợp pháp, cho tàu thuyền giả dạng đánh cá dò thám để khi có cơ hội thì sẵn sàng dùng vũ lực đánh chiếm. Nhìn nhận lại các sự kiện và mưu đồ của Trung Quốc, trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay chúng ta cần phải chủ động, bình tĩnh và ngăn ngừa nguy cơ xung đột trên biển từ sớm, từ xa, không để rơi vào tình huống bị động, bất ngờ; phải đặc biệt coi trọng vấn đề an ninh, chủ quyền biển đảo nhất là ở những thời điểm nhạy cảm, phức tạp và phải bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia dân tộc trên các vùng biển đảo của Tổ quốc bằng chính nội lực của đất nước kết hợp với tính chính nghĩa và sức mạnh của thời đại.

2 Quản lý, bảo vệ và sử dụng sông suối biên giới: Từ thực tiễn quốc tế đến trường hợp giữa Việt Nam và Campuchia / Vũ Thị Mai Liên, Vũ Quốc Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 01 + 02 (473 +474) .- Tr. 28-37 .- 340

Với mục tiêu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý song phương về quản lý đường biên, mốc giới, trong trao đổi ở nhiều diễn đàn thời gian qua, Việt Nam và Campuchia đã ghi nhận mong muốn xây dựng Hiệp định mới về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền (thay thế cho Hiệp định về Quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia năm 1983) và một điều ước về quy chế sử dụng nguồn nước dọc biên giới. Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật và thực tiễn quốc tế trong quản lý, bảo vệ và sử dụng sông suối biên giới, các tác giả bài viết làm rõ một số vấn đề đặt ra và cơ chế chia sẻ, sử dụng, quản lý và bảo vệ sông suối được sử dụng làm biên giới và nguồn nước trên sông suối biên giới, từ đó đưa ra một số kiến nghị cho Việt Nam nhằm giải quyết tốt các vấn đề này trong quan hệ với Campuchia.

3 Truyền thông du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, phát triển kinh tế biển Việt Nam / Lê Thanh Bình // Thông tin và truyền thông .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 96-105 .- 338.4791

Trong giai đoạn mới cần quan tâm việc gia tăng gắn kết truyền thông với kinh tế biển, du lịch và an ninh môi trường kinh tế - văn hóa xung quanh một cách bền vững đối với các địa phương có thế mạnh ven biển và các địa phương khác. Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về giá trị kinh tế biển đảo cũng như quốc phòng, an ninh môi trường, kinh tế - văn hóa, bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.

4 Một số quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng biển và hải đảo Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay / Nguyễn Thị Anh // Khoa học (Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh) .- 2021 .- Tập 18 số 4 .- Tr. 669-681 .- 324.25970751

Bài viết phân tích một số quan điểm cuả Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo như: Khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, quản lý và bảo vệ vùng biển đảo. Phát triển kinh tế gắn liến với tăng cường quốc phòng – an ninh, giải quyết linh hoạt, khôn khéo tranh chấp trên vùng biển đảo, huy động sức mạnh toàn dân, hệ thống chính trị, phát huy mạnh mẽ vai trò của ngoại giao trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo tốt hơn trong thời gian tới.