CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Rủi ro--Ngân hàng
1 Phòng ngừa rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thu Thủy // .- 2024 .- Số 323 - Tháng 05 .- Tr. 79-89 .- 332.12
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2013-2023. Dựa vào các dữ liệu thứ cấp thu thập được liên quan đến chủ đề nghiên cứu, với phương pháp nghiên cứu tại bàn, tác giả đã tổng hợp và chỉ ra hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn gây ra những đổ vỡ trong hoạt động của ngân hàng, đó là: (i) Rủi ro trong hoạt động tín dụng; (ii) Rủi ro quản lý thanh khoản; (iii) Rủi ro lãi suất vẫn hiện hữu trong hoạt động kinh doanh; (iv) Các tỷ lệ an toàn hoạt động thực chất không đảm bảo; (v) Kết quả kinh doanh thấp, nhiều ngân hàng bị thua lỗ; (vi) Tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng,... Từ kết quả phân tích này tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian tới.
2 Ảnh hưởng của bất ổn kinh tế đến chi phí vay ngân hàng / Nguyễn Thành Công, Ngô Hồng Hạnh, Kiều Thị Vân Anh // .- 2024 .- Số 10 - Tháng 5 .- Tr. 35-41 .- 332.12
Sử dụng dữ liệu từ 3.321 ngân hàng tại 113 quốc gia trong giai đoạn 2001 - 2022, nghiên cứu này phân tích tác động của bất ổn kinh tế đến chi phí vay ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bất ổn kinh tế làm tăng chi phí vay ngân hàng, xác nhận rằng việc ngân hàng tăng chi phí cho vay để bù đắp rủi ro có thể gặp phải trong giai đoạn bất ổn kinh tế tăng cao. Các ngân hàng có rủi ro phá sản càng cao thì càng tăng chi phí cho vay khi mức độ bất ổn kinh tế tăng lên.
3 Giám sát rủi ro biến đổi khí hậu của ngân hàng trung ương các nước châu Âu và gợi ý cho Việt Nam / Hạ Thị Thiều Dao, Nguyễn Thị Quý // .- 2023 .- Số 22 - Tháng 11 .- Tr. 63-68 .- 332
Rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu đã làm phát sinh những rủi ro đáng kể cho sự ổn định tài chính ở mỗi quốc gia. Nghiên cứu này phân tích kênh truyền dẫn của rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu từ rủi ro vật chất, rủi ro chuyển đổi sang rủi ro đối với hệ thống tài chính và hành động ứng phó của ngân hàng trung ương các nước châu Âu. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị về mặt chính sách đối với Việt Nam trong giám sát tài chính trước những tác động từ biến đổi khí hậu.
4 Ảnh hưởng của rủi ro địa chính trị đến rủi ro phá sản của ngân hàng thương mại / Nguyễn Thành Công, Ngô Hồng Hạnh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 40-55 .- 332.12
Bài viết phân tích tác động của rủi ro địa chính trị đến rủi ro phá sản của ngân hàng thương mại. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rủi ro địa chính trị làm gia tăng rủi ro phá sản của ngân hàng. Trong đó các sự kiện địa chính trị gây ra tác động tiêu cực lớn hơn đến rủi ro ngân hàng so với các mối đe dọa địa chính trị. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phát hiện ra rằng rủi ro địa chính trị làm tăng rủi ro phá sản ngân hàng thương mại thông qua việc làm giảm lợi nhuận và làm tăng biến động lợi nhuận của ngân hàng.
5 Tác động của quy định đối với hoạt động ngân hàng và loại hình sở hữu lên mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng: Bằng chứng từ các quốc gia Châu Á / Võ Thị Thúy Anh, Thái Thị Hồng Ân // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 291 .- Tr. 25-33 .- 332.12
Nghiên cứu này khám phá mối quan hệ giữa các quy định đối với hoạt động ngân hàng (bank regulation) và mức độ chấp nhận rủi ro (risk-taking) của các ngân hàng. Sử dụng bộ dữ liệu các ngân hàng thuộc 19 quốc gia Châu Á trong giai đoạn 1996-2018, chúng tôi nhận thấy phần lớn các biến quy định có mối quan hệ cùng chiều với mức độ rủi ro của các ngân hàng trong mẫu quan sát. Điều này có nghĩa là, các quy định áp dụng cho hệ thống ngân hàng càng nghiêm ngặt, mức độ chấp nhận rủi ro càng cao. Ngoài ra, chúng tôi còn tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng sở hữu nước ngoài làm giảm mức độ chấp nhận rủi ro, trong khi sở hữu nhà nước làm tăng mức độ này của các ngân hàng.