CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Gian lận kế toán
1 Cơ hội và thách thức trong việc ứng dụng công nghệ mới trong kiểm toán nội bộ nhằm phát hiện hành vi gian lận kế toán tại các doanh nghiệp tại Việt Na / Phạm Huy Hùng // .- 2024 .- Số 248 - Tháng 5 .- Tr. 95-101 .- 657
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, trên cơ sở khảo cứu các tài liệu có liên quan, kết quả nghiên cứu cho thấy, các công nghệ như: phân tích dữ liệu, AI, Blockchain và tự động hóa quy trình bằng robot, mang lại tiềm năng đáng kể để cải thiện khả năng phát hiện gian lận. Tuy nhiên, những thách thức như: nhận thức hạn chế, hạn chế về nguồn lực, vấn đề chất lượng dữ liệu, quy định phức tạp, khả năng chống thay đổi và bảo trì liên tục cần phải được vượt qua. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đưa ra đối với KTNB và các bên liên quan nhằm nâng cao khả năng phát hiện các hành vi gian lận kế toán. Qua đó, gia tăng tính liêm chính tài chính, bảo vệ khỏi rủi ro gian lận và góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ sinh thái kinh doanh tại Việt Nam.
2 Tiêu chuẩn đánh giá bằng chứng kiểm toán / Nguyễn Ngọc Khánh Dung // .- 2023 .- Số 242 - Tháng 11 .- Tr. 51-56 .- 657
Kết quả phân tích cho thấy, còn một số hạn chế liên quan đến chất lượng BCKiT ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán, bao gồm thu thập BCKiT không đủ tin cậy để đưa ra kết luận kiểm toán dẫn đến khiếu nại và không thực hiện một số thủ tục kiểm toán cần thiết để xác nhận cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu, đầy đủ của tài sản để hạn chế gian lận trên báo cáo tài chính (BCTC). Do đó, cần có quy định cho phép áp dụng các thủ tục kiểm toán thu thập bằng chứng từ bên ngoài và sử dụng chuyên gia trong các trường hợp có dấu hiệu gian lận là giải pháp hữu hiệu để tăng cường chất lượng BCKiT.
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến gian lận kế toán các doanh nghiệp niêm yết trong lĩnh vực tài chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Ngô Thị Linh, Nguyễn Thị Thu Hiền // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 214 .- Tr. 18-22 .- 657
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến gian lận kế toán, tại các doanh nghiệp niêm yết trong lĩnh vực tài chính, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu áp dụng và kế thừa mô hình gốc của Wilopo (2006), kết hợp với mô hình của SA Irwandi và Purnomo, & Muhammad Khafid (2017). Kết quả cho thấy, các nhân tố: Khó khăn về tài chính (F1); Bất cân xứng thông tin (F2); Tuân thủ nguyên tắc kế toán (F3); Hiệu quả kiểm soát nội bộ (F4); Đạo đức nhà quản lý (F5); Tính phù hợp của hệ thống bồi thường (F6): đều có ảnh hưởng đến gian lận kế toán.