CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Trách nhiệm giải trình
1 Tăng cường hiệu quả kiểm toán nhà nước về kiểm tra trách nhiệm giải trình của chính phủ trong lĩnh vực ngân sách / Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Văn Tình // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 151-153 .- 657
Xuất phát từ lợi ích quốc gia và của người dân, ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, giám sát việc tạo lập, sử dụng. Một trong những công cụ kiểm tra và giám sáttài chính công quan trọng, có hiệu lực và hiệu quả nhất là các tổ chức kiểm toán nói chung và Kiểm toán Nhà nước nói riêng. Đặc điểm của kiểm tra ngân sách nhà nước là gắn chặt với quyền lực nhà nước, đặc biệt là quyền lực của hệ thống hành chính nhà nước và trách nhiệm giải trình của Chính phủ.
2 Điều kiện đảm bảo vai trò phòng, chống tham nhũng của các cơ quan kiểm toán tối cao / Đặng Anh Tuấn // .- 2023 .- Tháng 11 .- .- 657
Với vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng, các Cơ quan Kiểm toán tối cao có thể giúp nâng cao tính minh bạch, xác định rủi ro và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh mẽ và hiệu quả nhằm góp phần ngăn ngừa tham nhũng trong các đơn vị công. Bài viết này xem xét vai trò của Cơ quan Kiểm toán tối cao trong việc góp phần giúp kiểm soát tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán, từ đó, xác định các điều kiện cần thiết đảm bảo cho các cơ quan này có khả năng thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng như tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tổ chức công, tập trung kiểm toán vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao, hợp tác với các cơ quan chống tham nhũng, tham gia với Quốc hội về các phát hiện và khuyến nghị kiểm toán...
3 Thể chế và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN / Nguyễn Thị Khuyên // .- 2023 .- Số 542 - Tháng 07 .- Tr. 63-73 .- 330
Nghiên cứu này đánh giá tác động của các yếu tố thể chế đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN bao gồm: ổn định chính trị, tiếng nói và trách nhiệm giải trình, hiệu quả của chính phủ, chất lượng điều tiết, pháp quyền và kiểm soát tham nhũng, xuất khẩu và nhập khẩu. Nghiên cứu sử dụng ước tính dữ liệu bảng với 10 quốc gia trong ASEAN giai đoạn 2003 - 2019. Với việc phân tích ba mô hình là mô hình hồi quy thông thường (OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) cho thấy, mô hình tác động cố định là mô hình ước tính tốt nhất. Các phát hiện cho thấy, tiếng nói và trách nhiệm giải trình có tác động tích cực đảng đến GDP, trong khi chất lượng điều tiết pháp quyền và kiểm soát tham nhũng ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.
4 Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong xây dựng Luật ở Việt Nam hiện nay / Phí Thị Thanh Tuyền // Luật học .- 2023 .- Số 02 .- Tr. 33 – 47 .- 340
Bài viết phân tích khái quát một số vấn đề về khái niệm trách nhiệm giải trình; đánh giá thực trạng các quy định về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong xây dựng luật; từ đó đưa ra kiến nghị cơ bản nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong xây dựng luật ở Việt Nam hiện nay, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy nhanh quá trình xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế.
5 Trách nhiệm giải trình của Chính phủ theo pháp luật Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thanh Lý, Nguyễn Thị Hoa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 12-20 .- 340
Trong quản trị nhà nước, trách nhiệm giải trình là biện pháp hữu hiệu để kiểm soát quyền lực của Chính phủ. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích, đánh giá về thực trạng trách nhiệm giải trình của Chính phủ Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trách nhiệm giải trình của Chính phủ.