CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Khoa học Công nghệ
1 Đổi mới cơ chế quản lý tài sản công, thúc đẩy thương mại hóa, ứng dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ / Nguyễn Thị Hà Giang // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 18-21 .- 332
Việc quản lý, xử lý tài sản hình thành thông qua việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thời gian vừa qua đã được các bộ, ngành, địa phương quan tâm và ngày càng chặt chẽ, dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, thực tiễn công tác này còn có sự lúng túng, tiến độ chậm, hiệu quả chưa cao, phát sinh vướng mắc, bất cập. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ chế quản lý tài sản hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của loại tài sản mang nhiều yếu tố đặc thù này. Vì vậy, đổi mới cơ chế quản lý tài sản công để thúc đẩy thương mại hóa, ứng dụng kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ là đòi hỏi bức thiết.
2 Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo sau đại học ngành quản lý khoa học và công nghệ tại Việt Nam / Trần Quang Huy, Từ Thảo Hương Giang // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 214-217 .- 658
Việc thúc đẩy đổi mới hoạt động đào tạo sau đại học ngành quản lý khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong phát triển đội ngũ nhân lực quản lý, góp phần đạt các mục tiêu Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đến 2030. Bằng phương pháp phân tích định tính và định lượng, nghiên cứu tập trung phân tích những yếu tố ảnh hưởng hoạt động đào tạo sau đại học ngành quản lý khoa học và công nghệ, qua đó, đưa ra các giải pháp hoàn thiện liên quan tới hoạt động tuyển sinh và tổ chức quản lý đào tạo tại các cơ sở giáo dục.
3 Chính sách khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 / Ngô An Hạ // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 55-57 .- 330
Tại Việt Nam, đổi mới công nghệ và hấp thụ công nghệ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực tiễn cho thấy, khoa học và công nghệ (KH&CN) góp phần rất quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tổng cung và tổng cầu; các sản phẩm KH&CN đóng góp trực tiếp vào GDP. Sự phát triển của KH&CN có tác động mang tính quyết định đối với tăng trưởng dài hạn và chất lượng tăng trưởng. Đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc đổi mới chính sách khoa học công nghệ có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam.
4 Một số vấn đề cơ bản về thể chế thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư phát triển khoa học và công nghệ / Nguyễn Thị Ánh // .- 2023 .- K1 - Số 251 - Tháng 11 .- Tr. 28-32 .- 658
Đề cập định hướng của Đảng về phát triển KH&CN, vấn đề thể chế thúc đẩy đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, đồng thời gợi mở một số vấn đề có tính lý luận về thể chế thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư phát triển KH&CN, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và phát triển KH&CN, tạo động lực to lớn cho phát triển kinh tế bền vững.
5 Ảnh hưởng của công nghệ 4.0 đến tiêu thụ năng lượng trong doanh nghiệp / Vũ Thị Thư Thư // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 60-62 .- 658
Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư kéo theo sự quan tâm của nhiều nhà nghiên và hoạch định chính sách đến tác động của công nghệ 4.0 tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu về tác động của công nghiệp 4.0 đến hiệu quả sử dụng năng lượng doanh nghiệp còn khan hiếm. Nghiên cứu này sẽ lấp đầy khoảng trống nghiên cứu trong việc phân động của việc áp dụng công nghệ 4.0 đến cường độ sử dụng năng lượng của doanh nghiệp Việt Namquả cho thấy việc áp dụng công nghệ 4.0 giúp doanh nghiệp giảm cường độ sử dụng năng lượng.
6 Phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn Tp. Hà Nội / Nguyễn Thị Kim Chi, Vũ Huy Thông // .- 2023 .- Số 811 .- .- 330
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hóa, dịch vụ và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Để phát triển thị trường này tại TP. Hà Nội, ngoài việc thực hiện các chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ chung của Trung ương, TP. Hà Nội còn có một số quy định chính sách riêng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Thành phố. Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Thu thập tài liệu thứ cấp, phân tích, tổng hợp, bài viết phân tích thực trạng phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn TP. Hà Nội, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường này trong thời gian tới.
7 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam / Mai Thị Huyền, Phạm Thị Dinh, Phạm Thị Thanh Lê // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 73-76 .- 600
Khoa học công nghệ ngày càng có vị trí vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay, việc chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa gắn kết được giữa hệ thống nghiên cứu khoa học công nghệ của Nhà nước với tư nhân... Để sớm hiện thực hóa mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô hơn theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả... thì cần đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
8 Phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ đáp ứng yêu cầu mới / Nguyễn Thị Mai Phương // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 174-176 .- 658.3
Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cùng những tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ để Việt Nam có thể tăng lợi thế cạnh tranh và tận dụng những cơ hội mà cuộc cách mạng này mang lại. Vì thế, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học - công nghệ cùng nhiều giải pháp thực hiện ngày càng đồng bộ, toàn diện, từng bước đưa đất nước phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng.
9 Phát triển mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập tại Việt Nam / Đỗ Thanh Hương // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 186-189 .- 600
Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động ngày càng sâu sắc đến các quốc gia, mang lại nhiều cơ hội nâng cao trình độ công nghệ, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình phát triển bền vững, song cũng đặt ra những thách thức mới. Đối với Việt Nam, bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi đã tạo ra những áp lực đòi hỏi phải đổi mới mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ nói chung và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập nói riêng.
10 Phát triển khoa học và công nghệ gắn kết với kinh tế - xã hội / Hoàng Xuân Long, Hoàng Lan Chi // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 23-25 .- 330
Bài báo không chỉ làm rõ nội hàm, phạm vi, tính chất của sự cần thiết, tính cấp bách phát triển KH&CN, gắn kết KH&CN với kinh tế - xã hội, mà còn lý giải về sự khác biệt trong thành công trên thực tế và chỉ ra cách thức để chủ động nâng cao tác dụng và phát huy ý nghĩa của mối quan hệ này.