CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính phủ Số
1 Ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới Chính phủ số ngành Tài nguyên và Môi trường / Lê Phú Hà // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 1+2 (399+400) .- Tr. 84-85 .- 004
Các đơn vị ngành Tài nguyên và Môi trường đã quyết liệt, tích cực thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, vận hành Chính phủ, Chính quyền điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và đạt được những kết quả rất quan trọng như: Dữ liệu cơ bản của ngành là dữ liệu số; công tác chỉ đạo điều hành được thực hiện trên môi trường điện tử; thủ tục hành chính của ngành tuy rất phức tạp nhưng cũng được cung cấp đầy đủ quả dịch vụ công trực tuyến,… đó là tiền đề để phát triển thành ngành Tài nguyên và Môi trường số vào năm 2025.
2 Chuyển đổi IPv6 phát triển hạ tầng số phục vụ Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số / Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Oanh // .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 11-15 .- 004
Để đảm bảo hoạt động của mạng Internet, phát triển hạ tầng số, Internet vạn vật, nhiều quốc gia ban hành và thực hiện kế hoạch chuyển đổi Ipv6, trong đó có chuyển đổi Ipv6 cho hệ thống mạng, dịch vụ kết nối Internet. Chuyển đổi Ipv6 là cơ hội để nhìn nhận, đánh giá, tái cấu trúc hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin của chính phủ điện tử theo hướng hiện đại, hướng tới chính phủ số.
3 Cải cách thủ tục hành chính dịch vụ công cấp lý lịch tư pháp trực tuyến / // .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 59-65 .- 651
Trình bày hiện trạng cải cách thủ tục hành chính hướng đến Chính phủ số năm 2025. Mục tiêu của chuyển đổi số, xây dựng chính phủ điện tử, hướng đến chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục cái cách thủ tục hành chính sửa đổi luật và quy định không phù hợp.
4 Sử dụng điện toán đám mây ở Việt Nam: đánh giá từ trong và ngoài nước / Trần Đăng Quang // .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 16-21 .- 004
Trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, việc đánh giá được mức độ sẵn sàng cho việc sử dụng điện toán đám mây giúp các cơ quan hoạch định chính sách có được cái nhìn tổng thể và xác thực nhằm đưa ra các kế hoạch hành động hiệu quả hơn, thức đẩy tiến trình ứng dụng rộng rãi điện toán đám mây ở Việt Nam.
5 Một mô hình ứng dụng trong chuyển đổi từ Chính phủ điện tử tới Chính phủ số / Phạm Hải Sơn, Hà Thị Phương Thảo // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 24-26 .- 004
Đề xuất mô hình chuyển đổi trong D-Gov phù hợp với điều kiện của Việt Nam, tránh được sự đầu tư trùng lắp không cần thiết trong việc triển khai cơ sở hạ tầng và tích hợp các dịch vụ. Cùng với sự phát triển của mạng không dây (3G, 4G) đã tạo ra nhiều thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong truy cập internet để sử dụng các dịch vụ của Chính phủ mọi lúc, mọi nơi. Điều này yêu cầu Chính phủ cần phải thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ sao cho nhanh nhất, tiện dụng nhất tới người dân và doanh nghiệp. Sự hình thành một Chính phủ số (D-Gov) kế tiếp trong Chính phủ điện tử (E-Gov) đã diễn ra trên thế giới và chắc chắn sẽ diễn ra ở Việt Nam trong tương lai. Tuy là thế hệ tiếp theo của E-Gov nhưng D-Gov vẫn có có các đặc thù riêng về công nghệ, từ hạ tầng, bảo mật, ứng dụng cho đến phương thức quản lý.
6 Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số ở Việt Nam / Ngọ Duy Thi // Luật học .- 2021 .- Số 8 .- Tr.33 - 38 .- 004
Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, vị trí về xây dựng và phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam so với các nước trên thế giới còn chậm được cải thiện; phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Trong phạm vi bài viết này, tác giả khái quát việc triển khai xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số ở Việt Nam, chỉ ra một số hạn chế và đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
7 Chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021-2025 / Tuệ minh // .- 2021 .- Số 3 (061) .- Tr. 39-40 .- 621.382
Ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Chiến lược đặt ra mục tiêu cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số năm 2025.