CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quốc gia ven biển

  • Duyệt theo:
1 Dung hòa lợi ích riêng của các quốc gia và lợi ích chung của nhân loại trong đàm phán văn kiện BBNJ / Lê Thị Anh Đào // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 4(143) .- Tr.103-114 .- 342.59708

Các quốc gia trong đàm phán văn kiện về bảo vệ đa dạng sinh học ở các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (Biologial Diversity of Areas Beyond National Jurisdiction-BBNJ). Làm thế nào để văn kiện này có thể tính và dung hòa giữa lợi ích riêng của các quốc gia ( ven biển và không ven biển ) với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế? bài viết này phân tích những quan điểm khấc nhau cơ bản và tách thức liên quan đến chế độ pháp lý hiện hành trong lĩnh vực đa dạng sinh học biển và đề xuất một số lựa chọn hoặc công cụ có khả năng giải quyết được vấn đề nêu trên.

2 Giải quyết mối quan hệ giữa các công cụ quản lí dựa trên khu vực và quyền của quốc gia ven biển / Chu Mạnh Hùng // Luật học .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 17-28 .- 340

Hiện nay các quốc gia đang đàm phán để phát triển văn kiện pháp lí quốc tế mới về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia. Văn kiện này sẽ có ảnh hưởng lớn đến quyền của các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích các tranh luận trong đàm phán văn kiện này để ủng hộ quan điểm rằng: việc thiết lập các công cụ quản lí dựa trên khu vực (ABMTs), bao gồm các khu bảo tồn biển (MPAs), cần tính đến quyền của các quốc gia ven biển đối với tất cả các khu vực thuộc quyền tài phán của họ.

3 Giải quyết mối quan hệ giữa các công cụ quản lí dựa trên khu vực và quyền của Quốc gia ven biển / Nguyễn Ngọc Hòa // Luật học .- 2021 .- Số 1 .- Tr.17 – 28 .- 340

Hiện nay các quốc gia đang đàm phán để phát triển văn kiện pháp lí quốc tế mới về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ). Văn kiện này sẽ có ảnh hưởng lớn đến quyền của các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích các tranh luận trong đàm phán văn kiện này để ủng hộ quan điểm rằng: việc thiết lập các công cụ quản lí dựa trên khu vực (ABMTs), bao gồm các khu bảo tồn biển (MPAs), cần tính đến quyền của các quốc gia ven biển đối với tất cả các khu vực thuộc quyền tài phán của họ.