CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Di chúc
1 Quyền định đoạt di chúc và xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài / Nguyễn Tiến Lâm // .- 2024 .- Số 10 (489) - Kỳ 2- Tháng 5 .- Tr. 3 – 11 .- 340
Về mặt nguyên tắc, pháp luật của mỗi quốc gia điều chỉnh các quan hệ trong lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, với xu hướng toàn cầu hoá trong giai đoạn hiện nay, các quan hệ sở hữu của một cá nhân đặt ra nhiều thách thức cho pháp luật với việc nó đã không còn bị giới hạn trong lãnh thổ của riêng một quốc gia. Vụ án mới đây được xét xử bởi Tòa án Hoa Kỳ đã cho thấy sự xung đột pháp luật trong giải quyết thừa kế mà người quá cố để lại di chúc. Điều này được xuất phát từ hai học thuyết trái ngược về quyền định đoạt di sản theo di chúc: nguyên tắc thừa kế bắt buộc và nguyên tắc tự do di chúc. Trong bài viết này, các tác giả tập trung phân tích một số vấn đề pháp lý trong giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc từ vụ án Walker v. Ryker, làm rõ nguyên nhân xung đột từ sự khác biệt trong hai hệ thống dân luật và thông luật đối với việc định đoạt theo di chúc. Cuối cùng, các tác giả đưa ra những đánh giá và gợi mở cho Việt Nam đối với việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
2 Điều kiện có hiệu lực của di chúc và phân chia di sản thừa kế theo di chúc / Nguyễn Nhật Huy // .- 2024 .- Số 4 .- Tr. 45 – 53 .- 340
Hiện nay, nhu cầu định đoạt tài sản thông qua hoạt động lập di chúc trên lãnh thổ Việt Nam của người nước ngoài phát sinh ngày càng nhiều. Trên thực tiễn, việc áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 đối với hoạt động này vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập do đây là một quan hệ phức tạp, liên quan tới nhiều hệ thống pháp luật. Bài viết phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện có hiệu lực của di chúc (bao gồm điều kiện về năng lực hành vi lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc của người nước ngoài và điều kiện về hình thức của di chúc do người nước ngoài lập tại Việt Nam) và phân chia di sản thừa kế theo di chúc do người nước ngoài lập tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này.
3 Thực trạng và một số khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về chia di sản thừa kế theo di chúc theo Bộ luật Dân sự năm 2015 / Nguyễn Nhật Huy // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 36-50 .- 340
Phân chia di sản thừa kế theo di chúc là hoạt động do chủ thể được trao quyền hoặc có thẩm quyền thực hiện theo các nguyên tắc nhất định nhằm chia di sản thừa kế theo di chúc theo những cách thức khác nhau, phù hợp với căn cứ phân chia mà luật quy định, đồng thời nhằm xác lập quyền sở hữu đối với di sản thừa kế sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài sản từ di sản, chấm dứt tình trạng nhiều người cùng có quyền được hưởng di sản từ một hoặc nhiều tài sản do người chết để lại. Bài viết phân tích thực trạng pháp luật về chia di sản thừa kế theo di chúc liên quan đến: 1) việc thanh toán nghĩa vụ về tài sản; 2) việc xác định kỉ phần của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc và việc trích trừ để bù đủ kỉ phần của những người này; qua đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật cho vấn đề này.
4 Di chúc được lập thông qua phương tiện điện tử / Nguyễn Thanh Thư // Khoa học pháp lý .- 2022 .- Số 6(145) .- Tr.70-77 .- 346
Bài viết phân tích một hình thức mới của di chúc được thể hiện trên các phương tiện điện tử. Đây là di chúc bằng văn bản nhưng không phải văn bản thông thường theo nghĩa hẹp mà văn bản hiểu theo nghĩa rộng. Những chữ viết được đánh máy hoặc viết bằng bút điện tử trên các phương tiện điện tử thể hiện ý chí của người để lại di sản thừa kế. Những văn bản có dữ liệu này được lưu trữ trên các phương tiện điện tử. Trong phạm vi bài viết, tác giả mong muốn đưa ra cách nhìn mới để các nhà nghiên cứu lập pháp có thể xem xét và từng bước thừa nhận về hình thức này. Sau khi có sự thừa nhận thì phải nghiên cứu về những điều kiện có thể áp dụng hình thức di chúc mới.
5 Nội dung của di chúc theo qui định của Bộ Luật Dân sự năm 2015 / Hoàng Thị Loan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 10(434) .- Tr.29 - 34 .- 346
Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung trình bày, phân tích các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về nội dung của di chúc, đặc biệt đã chỉ ra một số hạn chế và đưa ra kiến nghị hoàn thiện.
6 Hình thức của di chúc trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ / Lưu Thị Phấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 20(444) .- Tr.50 - 56. .- 346
Nhìn lại quá trình phát triển hệ thống pháp luật về thừa kế ở nước ta, có thể thấy, hình thức của di chúc đã được quan tâm và quy định sơ khai ngay từ những văn bản pháp luật thời kỳ phong kiến và ngày càng được hoàn thiện qua các văn bản pháp luật sau này. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quy định của pháp luật về hình thức di chúc hiện hành vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế trong quá trình áp dụng vào thực tiễn, đặc biệt trong công tác giải quyết các tranh chấp về thừa kế, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.
7 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài / Hoàng Đình Dũng // Luật học .- 2021 .- Số 4 .- Tr.42 - 44 .- 346
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một vấn đề vô cùng phong phú, quan hệ này xảy ra vượt ra ngoài phạm vi của một quốc gia. Trong quan hệ dân sự này, vấn đề thừa kế được coi là một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Việc xác định việc để lại thừa kế và hưởng thừa kế có ý nghĩa lớn đối với việc xác lập quyền sở hữu. Vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài cũng được pháp luật các quốc gia xây dựng rất chặt chẽ. Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam đã quy định rất cụ thể cách giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
8 Hình thức của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015/ / Nguyễn Thanh Thư, Nguyễn Thị Ngọc Tuyền // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 14 (437) .- Tr.44 - 48 .- 340
Hình thức di chúc là một điều kiện quan trọng của di chúc. Do vậy, để bảo vệ được quyền của người để lại di sản trong việc thể hiện ý chí của họ, bên cạnh việc quy định chặt chẽ về hình thức di chúc để tránh tình trạng giả mạo di chúc, cần phải đảm bảo tôn trọng quyền tự do ý chí và sự lựa chọn hình thức lập di chúc của người để lại di sản thừa kế.