CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Vaccine Covid-19
1 Kiến thức, thái độ về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 của người dân xã Bồ Đề, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam năm 2023 và một số yếu tố liên quan / Tạ Thị Kim Nhung, Phạm Thị Quân, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Quốc Doanh, Phan Thị Mai Hương, Ngô Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Phúc, Lương Thị Huyền Phương, Nguyễn Thuý Hiền, Lê Thu Hường, Nguyễn Thị Thịnh // .- 2024 .- Tập 182 - Số 09 .- Tr. 248-259 .- 610
Kiến thức và thái độ của người dân là yếu tố quan trọng trong sự thành công của một chiến dịch tiêm chủng. Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 217 đối tượng nhằm mô tả kiến thức, thái độ của người dân tại xã Bồ Đề, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam năm 2023 về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 và phân tích một số yếu tố liên quan.
2 Nồng độ kháng thể kháng vi rút Sars-cov-2 và phản ứng sau tiêm chủng ở người cao tuổi sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 / Nguyễn Thị Hương Giang, Phạm Quang Lộc, Phạm Phương Mai, Nguyễn Ngô Quang, Lê Minh Giang // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 165(Số 4) .- Tr. 87-96 .- 610
Nghiên cứu nhằm mô tả hiệu giá kháng thể kháng vi rút SARS-CoV-2 sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 và mô tả một số phản ứng sau tiêm chủng ở người cao tuổi tại Hà Nội và Hưng Yên năm 2021 - 2022. Nghiên cứu theo dõi dọc 2 nhóm đối tượng: 1 nhóm tiêm mũi 1 và mũi 2 là vắc-xin Astrazeneca, mũi 3 là vắc-xin Morderna; 1 nhóm tiêm mũi 1 và mũi 2 là vắc-xin Pfizer sau đó tiêm mũi 3 vắc-xin Morderna.
3 Sự sẵn sàng chi trả cho vaccine Covid-19 hiện có ở Việt Nam và một số yếu tố liên quan / Hoàng Minh Nam, Trần Thế Hoàng, Hoà Thị Hồng Hạnh, Cao Bá Khương, Nguyễn Thị Phương Lan // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 163(Số 2) .- Tr. 265-274 .- 610
Vaccine dự phòng COVID-19 được sản xuất với các mức giá, hiệu quả và tác dụng phụ khác nhau. Nghiên cứu này nhằm xác định sự sẵn sàng chi trả đối với vắc xin COVID-19 tại Việt Nam trong làn sóng COVID-19 lần thứ tư. Nghiên cứu trực tuyến được thực hiện trên 2093 đối tượng từ 18 tuổi trở lên chưa tiêm vaccine. Hồi quy logistic đa biến được dùng để xác định yếu tố liên quan tới việc sẵn sàng chi trả để được tiêm vaccine.
4 Phản ứng sau tiêm và hiệu quả của tiêm vắc xin Comirnaty phòng Covid-19 ở trẻ em từ 12 - 17 tuổi tại Bệnh viện E / Trương Văn Quý, Nguyễn Thị Diệu Thuý, Đào Thuý Quỳnh, Ninh Thị Phương Mai // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 163(Số 2) .- Tr. 73-80 .- 610
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả phản ứng sau tiêm và hiệu quả bảo vệ của vắc xin COMIRNATY phòng COVID-19 trong vòng 3 tháng sau tiêm ở trẻ em từ 12 - 17 tuổi tại Bệnh viện E. Phương pháp mô tả cắt ngang trên 282 trẻ trong độ tuổi từ 12 - 17 tuổi có bố mẹ là nhân viên y tế công tác tại Bệnh viện E được tiêm vắc xin COMIRNATY phòng COVID-19 từ tháng 10/2021 đến 04/2022.
5 Virus Varicella zoster tái hoạt động liên quan đến tiêm vắc xin COVID-19 BNT162B2 mRNA : báo cáo ca bệnh / Đỗ Thị Đài Trang, Nguyễn Thị Linh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 7 (155) .- Tr. 203-209 .- 610
BNT162b2 là vắc xin phòng COVID-19 có nguồn gốc mRNA, đã được chấp thuận tiêm cho trẻ từ 5 tuổi trở lên. Một số phản ứng sau tiêm vắc xin thường nhẹ, bao gồm đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ và đau mỏi cơ. Gần đây, một số báo cáo ghi nhận tác dụng phụ hiếm gặp sau tiêm vắc xin BNT162b2 mRNA là sự tái hoạt động của Varicella zoster virus (VZV) gây ra bệnh Herpes zoster (zona thần kinh) và các biến chứng thần kinh trong đó có viêm màng não do VZV. Bài báo báo cáo một trường hợp trẻ 15 tuổi, tiền sử khỏe mạnh và bị thủy đậu lúc 7 tuổi, vào viện vì sốt, nôn, đau đầu và nổi ban phỏng nước vùng lưng sau khi tiêm vắc xin BNT162b2 mRNA của Pfizer-BioNTech mũi 2. Trẻ được chẩn đoán viêm màng não do VZV và đáp ứng điều trị Acyclovir.
6 Thực trạng và kết quả điều trị phản vệ sau tiêm vắc xin AstraZeneca phòng COVID-19 tại Trường Đại học Y Hà Nội / Nguyễn Minh Nguyên, Hoàng Bùi Hải // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 11(Tập 147) .- Tr. 206-211 .- 610
Nghiên cứu nhằm xác định thực trạng và kết quả điều trị phản vệ sau tiêm vắc xin AstraZeneca phòng COVID-19 tại Trường Đại học Y Hà Nội. Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức, có thể xuất hiện sau vài giây, vài phút đén vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Tình trạng phản vệ do nhiều nguyên nhân, trong đó có phức hợp gắn Mrna, tên hóa học gọi là polysorbate 80 có vai trò bao bọc phân tử mRNA và hỗ trợ xâm nhập vào tế bào. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phản vệ sau tiêm vắc xin rất thấp, nên việc tiêm vắc xin AstraZeneca phòng COVID-19 rất an toàn, đem lại hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa COVID-19.
7 Công nghệ đông khô và triển vọng đơn giản hóa quy trình bảo quản vắc-xin / Đặng Xuân Thắng, Phạm Đức Hùng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 11(752) .- Tr. 59-61 .- 610
Trình bày công nghệ đông khô và triển vọng đơn giản hóa quy trình bảo quản vắc-xin. Trong thời kỳ đại dịch như hiện nay, vắc-xin vẫn được xem là giải pháp chính để đối phó. Mặc dù vậy, bài toán thúc đẩy phân phối tiêm chủng nhanh chóng cho người dân vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa. Một trong số các nguyên nhân đó đến từ yêu cầu nghiêm ngặt trong quy trình bảo quản với nhiệt độ âm sâu (đòi hỏi nhiều chi phí hậu cần và thiết bị) của hầu hết các loại vắc-xin phòng ngừa Covid-19 hiện nay. Công nghệ đông khô đang được triển khai nhằm biến đổi vắc-xin từ dạng lỏng sang dạng bột khô, qua đó giúp vắc-xin có thể bảo quản ở nhiệt độ cao hơn sẽ là triển vọng cho việc giải quyết khó khăn trên.
8 Vắc-xin mRNA và DNA : cuộc đua trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Trần Thụy Hương Quỳnh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 11(752) .- Tr. 17-19 .- 610
Phân tích, so sánh điểm mạnh/yếu của hai loại vắc-xin mRNA và DNA trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Nhìn chung, công nghệ vắc-xin mRNA và DNA tiết kiệm và hiệu quả hơn phương pháp vắc xin truyền thống dựa vào vi-rút bất hoạt hoặc vi-rút giảm độc lực, tốc độ nghiên cứu và sản xuất nhanh. Bên cạnh đó, vắc-xin mRNA và DNA chỉ mã hóa vật liệu di truyền, không chứa những loại protein có thể gây hại hoặc không phù hợp với sự hình thành miễn dịch. Tuy nhiên, để có thể nói chính xác tiềm năng của hai loại vắc-xin này có bền vững hay không, và nguy cơ lâu dài có thực sự thấp hơn so với vắc-xin truyền thống hay không, vẫn còn là những câu hỏi cần có thêm nhiều nghiên cứu đánh giá hơn trong tương lai.
9 Tiêm trộn lẫn vắc xin Covid-19 có an toàn? / Hoàng Yến // .- 2021 .- Số 7(748) .- Tr. 50-51 .- 610
Phân tích mức độ an toàn của việc trộn lẫn vắc xin khi tiêm trong thời kỳ đại dịch hoành hành. Đại dịch đã gây ra cái chết của hàng triệu người trên khắp thế giới. Tình trạng nguồn cung cấp vắc xin khan hiếm dẫn đến việc thiếu hụt ở nhiều quốc gia; tác dụng phụ hiếm gặp của một số loại vắc xin khiến cho không ít người lo lắng nếu tiếp tục tiêm liều thứ 2 cùng loại; sự xuất hiện của biến chủng mới…Tất cả những lý do này khiến cho ý tưởng tiêm trộn lẫn các loại vắc xin Covid-19 ngày càng được nhiều người quan tâm.
10 Vắc-xin covid-19 : Vai trò của nhà nước và chương trình tiêm phòng quốc gia / PGS.TS. Nguyễn Hồng Nga, ThS. Nguyễn Thị Thu Trang // Ngân hàng .- 2021 .- Số 15 .- Tr. 02-08 .- 338.709 597
Bài viết khuyến nghị thực hiện chương trình tiêm phòng miễn phí đảm bảo công bằng tiếp cận dịch vụ và đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng