CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hạt nhân

  • Duyệt theo:
1 Hợp tác Mỹ - Nga trong bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và vũ khí hạt nhân / Vũ Thị Hưng // .- 2023 .- Số 642 - Tháng 9 .- Tr. 37 - 39 .- 330

Là hai quốc gia sở hữu những kho hạt nhân lớn nhất thế giới, Mỹ và Nga có lợi ích và trách nhiệm đặc biệt trong việc bảo đảm an ninh, an toàn cho các vật liệu hạt nhân và vũ khí hạt nhân, ngăn chặn nguy cơ các thực thể này rơi vào tay các tổ chức khủng bố. Bài viết này sẽ tập trung làm rõ quá trình hợp tác giữa Mỹ và Nga trong vấn đề đảm bảo an ninh vật liệu hạt nhân và vũ khí hạt nhân.

2 Vấn đề hạt nhân Triều Tiên trong giai đoạn đầu Tổng thống Joe Biden cầm quyền / Phan Cao Nhật Anh // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 6(291) .- Tr. 26-35 .- 327

Chính quyền Joe Biden từng bước định hình chính sách với Triều Tiên trên cơ sở kế thừa và tạo khác biệt với người tiền nhiệm. Về cơ bản vẫn là tiếp tục gây sức ép thực hiện phi hạt nhân hóa, song sẵn sàng mở cơ hội đối thoại với chính quyền Triều Tiên. Bài viết nhìn lại vấn đề hạt nhân Triều Tiên trong năm đầu của chính quyền Joe Biden.

3 Công nghệ đồng phát hạt nhân và triển vọng phát triển / Đinh Văn Chiến // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 5(758) .- Tr. 58-61 .- 363

Nghiên cứu trình bày công nghệ đồng phát hạt nhân và triển vọng phát triển. Công nghệ đồng phát là công nghệ đồng thời sản xuất điện năng và nhiệt năng hữu ích từ nguồn năng lượng sơ cấp. Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng gia tăng và những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu, năng lượng hạt nhân tiếp tục được nhiều quốc gia lựa chọn như là một phần trong chính sách phát triển bền vững. Nguồn năng lượng này không những tạo ra lượng điện năng dồi dào mà còn có tiềm năng rất lớn trong ứng dụng công nghệ đồng phát để cung cấp nhiệt dưới dạng hơi nước hoặc khí, phục vụ nhu cầu sinh hoạt cuả người dân và quy trình sản xuất trong công nghiệp.

4 KH&CN góp phần đảm bảo an ninh, an toàn bức xạ hạt nhân quốc gia / Nguyễn Trọng Ngọ // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 64-65 .- 363

Đánh giá hiện trạng phông phóng xạ môi trường biển Việt Nam, khả năng phát tán, ảnh hưởng phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân đang vận hành gần lãnh thổ nước ta, đặc biệt đã chế tạo thành công hệ thiết bị quan trắc cảnh báo tự động phóng xạ môi trường biển, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn bức xạ hạt nhân quốc gia. Mặc dù luôn phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn ở mức cao nhất nhưng sự vận hành của các nhà máy điện hạt nhân này vẫn luôn mang lại những lo ngại sâu sắc, bởi vì nếu có sự cố xảy ra thì những hậu quả để lại sẽ vô vùng lớn, không chỉ đối với môi trường sinh thái mà còn cả tính mạng, sức khỏe con người.

5 Phân rã gamma nối tầng bậc hai từ trạng thái hợp phần về trạng thái cơ bản của hạt nhân 182Ta / Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Xuân Hải, Trần Anh Khôi, Nguyễn Quang Hưng, Lê Tấn Phúc, Phạm Đình Khang, Đinh Thị Tường Quy, Cao Minh Nhân // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 1(Tập 64) .- Tr. 1-4 .- 530

Nghiên cứu trình bày phân rã gamma nối tầng bậc hai từ trạng thái hợp phần về trạng thái cơ bản của hạt nhân 182Ta. Nghiên cứu sử dụng hệ phổ kế trùng phùng gamma-gamma để nghiên cứu các chuyển dời nối tầng từ trạng thái hợp phần về trạng thái cơ bản của hạt nhân 182Ta, từ đó xác định năng lượng và dải spin khả dĩ của một số mức kích thích trong sơ đồ mức 182Ta. Phương pháp trùng phùng gamma-gamma có ưu điểm về khả năng phân loại bỏ nền phông Compton cao, cũng như khả năng phát hiện rất tốt các cặp chuyển dời gamma có tương quan về mặt thời gian. Điều này mở ra cơ hội phát hiện một số chuyển dời gamma mới mà các nhà nghiên cứu khác chưa ghi nhận được, góp phần bổ sung vào bộ số liệu về sơ đồ mức hạt nhân 182Ta trong ENSDF.

6 Trao đổi về năng lượng hạt nhân: liệu nó có phải là giải pháp cho biến đổi khí hậu / Nguỵ Hữu Tâm // .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 35-40 .- 539.7

Năng lượng hạt nhân có phải là giải pháp cho biến đổi khí hậu không? Paul Dorfman và Staffan Qvit đều muốn cứu khí hậu. Nhưng một người muốn loại bỏ thế giới của các lò phản ứng hạt nhân trong khi người kia lại muốn xây dựng thêm chúng. Chúng ta cùng theo dõi họ tranh luận qua cuộc phỏng vấn của tờ tuần báo Đức Der Spiegel.