CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật nước ngoài

  • Duyệt theo:
1 Các qui định của pháp luật quốc tế về phòng, chống bạo lực trẻ em / Nguyễn Thùy Dương // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 7 .- Tr. 45-49 .- 341.48

Bài viết trình bày khái quát về tình hình bạo lực trẻ em và các hình thức bạo lực trẻ em phổ biến trên thế giới hiện nay, bao gồm bạo lực trẻ em ở cộng đồng; bạo lực trẻ em tại nơi giáo dưỡng; bạo lực trẻ em mang tính hệ thống. Đồng thời phân tích các quy định của pháp luật quốc tế về phòng chống bạo lực trẻ em, đặc biệt là Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) năm 1989 và các văn bản pháp lý quốc tế có liên quan khác.

2 Kiểm soát rác thải nhựa trên biển từ hoạt động của tàu thuyền theo quy định của pháp luật Quốc tế / Phạm Hồng Hạnh // Luật học .- 2023 .- Số 01 .- Tr. 130 – 144 .- 340

Rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa lớn nhất hiện nay đối với môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng. Rác thải nhựa trên biển phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó bao gồm cả phát sinh từ các hoạt động hàng hải của tàu thuyền. Trong hàng hải, nhựa được sử dụng cho nhiều mục đích như đóng gói, đóng tàu, dụng cụ ăn uống dùng một lần, túi, tấm trải, phao nổi, lưới đánh cá, dây thừng, hàng, cánh buồm và nhiều mặt hàng nhựa sản xuất khác. Bài viết phân tích các quy định có liên quan của pháp luật quốc tế về kiểm soát rác thải nhựa trên biển từ hoạt động của tàu thuyền, từ đó, đưa ra những đánh giá về khung pháp luật quốc tế hiện nay điều chỉnh vấn đề này.

3 Pháp luật về từ thiện của Trung Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam / Trần Thị Hải Yến // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 8(258) .- Tr. 42-50 .- 340

Trung Quốc là quốc gia có hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động từ thiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức từ thiện, người thụ hưởng và những người tham gia, thúc đẩy tiến bộ xã hội và chia sẻ thành quả của sự phát triển. Bài viết đề cập đến các nguyên tắc, các nội dung cơ bản của pháp luật từ thiện Trung Quốc. Dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc, bài viết đề xuất một số gợi mở cho Việt Nam.

4 Pháp luật về công ty cổ phần tại Cộng hòa Liên Bang Đức / Nguyễn Vinh Hưng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 3(258) .- Tr. 34-42 .- 340

Nghiên cứu về công ty cổ phần của Đức, từ đó đề xuất một số kiến nghị cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về loại hình công ty này của Việt Nam.

5 Kinh nghiệm áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Liên Minh Châu Âu / Nguyễn Lê Hoài, Phùng Hồng Thanh // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 5(144) .- Tr.61-74 .- 340.9

Áp dụng pháp luật nước ngoài là hệ quả tất yếu của việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Mục đích của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là nhằm bảo vệ một cách hiệu quả các quyền và lợi ích đó được hình thành trên cơ sở pháp luật nước ngoài Bài viết phân tích các quan điểm cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong việcáp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết ccs vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại một số các quốc gia Liên Minh Châu Âu từ đó đưa ra mooth số kinh nghiệm cho Việt Nam về vấn đề này.

6 Kinh nghiệm áp dụng pháp luật nước ngoài trong xét xử dân sự tại tòa án Singapore / Phan Hoài Nam, Đào Thị Vui, Trần Ngọc Hà // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 5(144) .- Tr.94-104 .- 340.01422

Áp dụng pháp luật nước ngoài là một vấn đề phức tạp vì xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan trong quá trình xét xử dân sự tại các nước. Singapore được đánh giá là một trong những quốc có nền tư pháp phát triển và đang cố gắng phát triển trở thành tung tâm giai quyết tranh chấp quốc tế hàng đầu Châu Á và thế giới. Những kinh nghiệm Singapore trong việc xác định pháp luật áp dụng pháp luật nước ngoài trong xét xử dân sự tại tòa án sẽ có giá trị tham khảo nhất định cho Việt Nam trong gia đoạn hiện nay.

7 25 năm Việt Nam hài hòa pháp luật và nội luật hóa các nghĩa vụ thành viên ASEAN / Hoàng Phước Hiệp // Luật học .- 2020 .- Số 12(247) .- Tr.17 - 30 .- 340.01422

Hài hòa hóa pháp luật và nội luật hóa là hai vấn đề được bàn đến nhiều trong các hội nghị quan chức pháp luật và tư pháp các nước ASEAN. Lí luận và thực tiễn các nước khá đa dạng về nhóm vấn đề này. ở Việt nam, việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý về hài hòa hoá pháp luật và nội luật hóa trong khuôn khổ ASEAN khá hạn chế vì các lý do khác nhau. Bài viết đề cập một số nội dung liên quan đến thực tiễn 25 năm Việt Nam thực hiện hài hòa hóa pháp luật và nội luật hóa các nghĩa vụ thành viên ASEAN trong khuôn khổ tổ chức này.

8 Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tố tụng dân sự tại Vương Quốc Anh và một số bài học tham khảo cho Việt Nam / Lê Xuân Tùng // Nghề luật .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 78 - 84 .- 340

Vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đều được thừa nhận rộng rãi trong tư pháp quốc tế của các quốc gia trên thế giới. Các nước Anh, Pháp, Mỹ đều có một điểm chung là mặc dù quy phạm xung đột dân chiêu đền việc áp dụng pháp luật nước ngoài, cơ quan xét xử của các nước trên vân có thê không áp dụng pháp luật trước ngoại nếu các bên đương sự không khởi xướng và chứng minh được việc áp dụng pháp luật nước ngoài là cần thiết, không đưa ra được nội dung pháp luật nước ngoài cũng như các chứng cứ có liên quan. Bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào các khía cạnh của việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Vương quốc Anh và đưa ra một số kiến nghị cho Việt Nam.