CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kế toán Môi trường
1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến mức độ công bố thông tin kế toán môi trường của các tác giả tại Việt Nam / Lê Thị Huyền Trâm, Đinh Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Quỳnh Giao // .- 2024 .- Số 248 - Tháng 5 .- Tr. 85-89 .- 657
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin (CBTT) kế toán môi trường (KTMT) trong các doanh nghiệp (DN) đóng vai trò hết sức quan trọng giúp các DN có những đánh giá về mức độ CBTT KTMT, cũng như truyền tải các thông điệp cụ thể về các hoạt động và biện pháp bảo vệ môi trường. Bài viết này nhóm tác giả hệ thống hóa, phân tích và đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến CBTT môi trường, các nhân tố tác động đến mức độ CBTT môi trường của các tác giả trong nước.
2 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin kế toán môi trường trên thế giới / Lê Thị Huyền Trâm, Đinh Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Quỳnh Giao // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 145 - 147 .- 657
Bài viết này hệ thống hóa, phân tích và đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến công bố thông tin môi trường, các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin môi trường của các tác giả trên thế giới.
3 Nghiên cứu về kế toán môi trường và triển vọng phát triển cho Việt Nam / Nguyễn Thị Minh Hằng // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 51-55 .- 657
Bài viết tổng hợp những tài liệu nghiên cứu về Kế toán môi trường và phân tích xu hướng mới nhất về phương pháp và nội dung nghiên cứu ly thuyết hiện nay về kế toán môi trường, nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cho sự hoàn thiện của ly thuyết kế toán môi trường ở Việt Nam.
4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán môi trường tại các doanh nghiệp ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai / Lê Thị Hồng Trang // .- 2024 .- Số 247 - Tháng 4 .- Tr. 83-90 .- 657
Nghiên cứu chỉ ra rằng, có 6 yếu tố tác động tích cực đến việc TCCTKTMT trong các DNXD địa bàn tỉnh Đồng Nai, bao gồm: quy mô doanh nghiệp (DN), các bên liên quan, khả năng tài chính, trình độ kế toán viên, các quy định và nhận thức của lãnh đạo về TCCTKTMT. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả hướng đến việc nâng cao hiệu quả trong TCCTKTMT tại các DN ngành Xây dựng nói chung và của tỉnh Đồng Nai nói riêng, hướng DN phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN về môi trường.
5 Kế toán môi trường : giải pháp bảo vệ môi trường bền vững / Huỳnh Thị Lan // .- 2024 .- Số 822 - Tháng 4 .- Tr. 158 - 160 .- 332
Kế toán môi trường là một bộ phận của kế toán doanh nghiệp. Kế toán môi trường nhằm mục tiêu đạt tới sự phát triển bền vững, duy trì quan hệ tốt đẹp tới cộng đồng, nâng cao hiệu quả của các hoạt động bảo vệ môi trường. Kế toán môi trường được sử dụng như là một hệ thống thông tin về môi trường nhằm phục vụ cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề kế toán môi trường chưa được các doanh nghiệp ở Việt Nam quan tâm thực hiện. Bài viết giới thiệu một số vấn đề về kế toán môi trường và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động này.
6 Kế toán chi phí môi trường trong thúc đẩy chuyển đổi xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Bá Linh // .- 2024 .- K2 - Số 258 - Tháng 02 .- Tr. 34-37 .- 657
Bài viết khái quát thực trạng áp dụng kế toán môi trường tại các doanh nghiệp, nhận diện một số vấn đề từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán môi trường tại Việt Nam thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy thiếu một khuôn mẫu cho việc thực hiện kế toán quản trị chi phí môi trường trong doanh nghiệp. Bởi đó, chí phí môi trường mặc dù đã được nhận diện tại các doanh nghiệp nhưng lại chưa được ghi nhận riêng biệt trên các tài khoản, sổ kế toán... mà được gộp trong chi phí sản xuất chung. Để nâng cao hiệu quả kế toán môi trường, Nhà nước, doanh nghiệp cùng các bên liên quan cần quán triệt nhận thức về vai trò kế toán môi trường với chuyển đổi xanh, phát triển bền vững doanh nghiệp.
7 Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trong xu hướng ESG / Lê Huy Hoàng // .- 2024 .- K1 - Số 259 - Tháng 3 .- Tr. 59 - 62 .- 657
Bài báo trình bày tính cấp thiết cần thực hiện kế toán môi trường tại các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trong xu hướng ESG. Thông qua tổng quan tình hình phát triển và mức độ gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng áp dụng kế toán môi trường tại các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trên các khía cạnh thu thập thông tin, phân tích thông tin và cung cấp thông tin. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng kế toán môi trường tại các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trong xu hướng ESG.
8 Thực hiện kế toán xanh ở Việt Nam: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp / Ngô Thế Chi, Đào Ngọc Hà // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 34-39 .- 657
Bài viết nghiên cứu một số thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện loại kế toán này ở Việt Nam. Qua đó, đề xuất giải pháp tăng cường kế toán xanh trong các DN thời gian tới.
9 Kế toán môi trường trong doanh nghiệp Việt Nam : lợi ích và bào cản / Nguyễn Thị Thu Huyền // .- 2024 .- K1 - Số 255 - Tháng 01 .- Tr. 58 - 61 .- 657
Bài báo nghiên cứu những lợi ích của việc thực hiện Kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam trên các khía cạnh: lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích môi trường. Đồng thời phân tích rào cản khó khăn từ phía Nhà nước và doanh nghiệp trong việc thực hiện kế toán môi trường. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để việc thực hiện kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam được đồng bò và thống nhất trong thời kỳ thúc đẩy phát triển kinh tế xanh.
10 Kế toán môi trường tại Việt Nam / Nguyễn Văn Hùng Nguyễn Văn Sơn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 632 .- Tr. 68 - 70 .- 657
Đồng hành với phát triển kinh tế là sự hủy hoại môi trường sống. Nhận thức rõ điều này những năm 70 của thế kỷ trước khái niệm phát triển bền vững đã được đặt ra trở thành yêu cầu và là mục tiêu của các quốc gia trên thế giới. Một trong ba trụ cột của phát triển bền vững là môi trường. Kế toán môi trường đo lường tác động của hoạt động kinh tế đến môi trường, cung thông tin cần thiết cho cả quản lý vi mô và quản lý vĩ mô với mục tiêu phát triển bền vững.