CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế tập thể
1 Phát triển kinh tế tập thể ở Thừa Thiên Huế / Nguyễn Hữu Lợi, Nguyễn Thị Hoài Phương // .- 2024 .- Số 655 - Tháng 3 .- Tr. 34-36 .- 330
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó; Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể; kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Từ khóa: Phát triển kinh tế, kinh tế thị trường, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác
2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể / Hoàng Thị Minh Châu // .- 2024 .- K1 - Số 259 - Tháng 3 .- Tr. 9 - 12 .- 657
Kinh tế tập thể (KTTT) với nhiều hình thức hợp tác đa dạng như: Hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, liên hiệp HTX... đã hình thành, phát triển trên thế giới nhiều thập kỳ qua; ở Việt Nam mô hình này cũng đã hình thành, phát triển hơn nửa thế kỷ, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc qua các thời kỳ và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được thể hiện thông qua các quyết sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mà dấu mốc gần đây nhất là sau Đại hội IX với việc ra đời Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/3/2002. Đến nay, sau hơn 20 năm mô hình KTTT với nòng cốt là mô hình HTX đã trở thành mô hình phát triển tất yếu, khách quan, có ý nghĩa chiến lược, lâu dài trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn không ít bất cập, đòi hỏi KTTT cần đồi mới, đa dạng hóa mô hình theo chiều sâu, liên kết chặt, phát huy thế mạnh từng ngành hàng, lĩnh vực, tạo chuyển biến, bắt nhịp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thì mới đảm bảo nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững.
3 Phát huy vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã ở điện biên hiện nay / Nguyễn Thị Thanh Tâm // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 237 .- Tr.26-30 .- 330
Hợp tác xã đóng vai trò là cầu nối giữa hộ nông dân cá thể với doanh nghiệp, là mắt khâu quan trọng trong chuỗi ngành hàng nông nghiệp thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển. Kinh tế tập thể, hợp tác xã của tỉnh Điện Biên đã góp phần tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân. Bài viết chủ yếu đề cập đến vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã đối với phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo ở Điện Biên.
4 Quản lí nhà nước đối với mô hình kinh tế hợp tác xã tại Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị / Trần Linh Huân, Trần Thị Bảo Chân, Nguyễn Phạm Thanh Hoa, Phạm Thị Hải Vân // Ngân hàng .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 3-9 .- 330
Phát triển kinh tế tập thể được xem là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng như hiện nay và đây cũng chính là thành phần kinh tế quan trọng bên cạnh kinh tế nhà nước của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, khu vực kinh tế tập thể hay mô hình hợp tác xã của nước ta ở thời điểm hiện tại chưa thực sự phát huy hiệu quả theo đúng mục tiêu, chính sách của Nhà nước. Do vậy, cần phải có giải pháp để phát huy và nâng cao tiềm lực của kinh tế tập thể, đặc biệt là đối với công tác quản lí nhà nước. Xuất phát từ thực tiễn này, bài viết sẽ phân tích tình hình quản lí nhà nước đối với mô hình hợp tác xã trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra một số khó khăn, thách thức; cuối cùng, đề xuất các giải pháp.
5 Tác động của Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới đến mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Việt Nam và một số kiến nghị / Trần Linh Huân, Nguyễn Phạm Thanh Hoa, Nguyễn Phạm Hải Phượng // Ngân hàng .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 9-14 .- 330
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế, trong đó, nổi bật là việc đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trên thế giới cùng sự tích cực khi tham gia vào các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Các hiệp định này đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế của nước ta, thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo ra một môi trường giao thương buôn bán năng động cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài tác động về mặt kinh tế, hàng loạt các lĩnh vực có sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật cũng chịu sự tác động, trong đó, có lĩnh vực pháp luật về kinh tế tập thể. Từ đó, việc hoàn thiện pháp luật về kinh tế tập thể đã được đặt ra nhằm hướng đến sự phù hợp và tương thích trong quy định của các hiệp định. Xuất phát từ nhu cầu này, bài viết phân tích những tác động của FTA thế hệ mới đến pháp luật về kinh tế tập thể, từ đó, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị.
6 Bàn về phát triển kinh tế tập thể ở nước ta hiện nay / Nguyễn Tú Anh // Ngân hàng .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr.25-31 .- 330
Hình thức tổ chức doanh nghiệp theo cơ chế thị trường thuần túy đã tạo ra những “thất bại của thị trường” đẩy những người yếu thế vào tình thế ngày càng yếu thế. Đây chính là lý do hình thành nên các tổ chức kinh tế tập thể (KTTT) như tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX.
7 Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn tới / Phạm Thị Thùy Dương // .- 2022 .- Số 774 .- Tr. 37-39 .- 330
Bài viết đánh giá lại những kết quả tích cực của kinh tế tập thể, mà nòng cốt là kinh tế hợp tác xã kể từ khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy hình thức kinh tế này phát triển trong bối cảnh mới.
8 Nâng cao hiệu quả ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể / Nguyễn Minh Sơn, Trần Vũ Thanh // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 212 .- Tr. 11-15 .- 658
Qua phân tích tình hình ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể, các tác giả đã chỉ ra kết quả tích cực, những mặt còn tồn tại, hạn chế trong ban hành cũng như trong quá trình thực hiện để kịp thời kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện chính sách, pháp luật, nhất là pháp luật về hợp tác xã. Góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể.
9 Chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể của các nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Minh Sơn, Trần Vũ Thanh // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 4 .- Tr. 13-16 .- 330
Kinh tế tập thể (KTTT) hình thành và phát triển ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Qua phân tích tình hình ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật về KTTT, bài viết chỉ ra tình hình thực tế và kết quả phát triển KTTT của một số nước trên thế giới. Qua đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để vận dụng vào quá trình phát triển KTTT đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.
10 Giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 / Ngô Thị Lan Hương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 750 .- Tr. 52-54 .- 330
Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã là một trong bốn thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Để định hướng phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong 10 năm tới, ngày 12/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 340/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030, với mục tiêu được xác định rõ là thúc đẩy loại hình kinh tế này phù hợp với quy luật khách quan, dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số...