CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hiệp định EVFTA

  • Duyệt theo:
1 Hiệp đinh Evfta và vấn đề đặt ra với xuất khẩu nông sản của Việt Nam / Đặng Thị Huyền Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 803 .- Tr. 70 - 73 .- 330

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường lớn với nhu cầu nhập khẩu nông sản đứng đầu thế giới. Thị trường EU đặc biệt ưa chuộng các mặt hàng nông sản từ vùng nhiệt đới. Đây là lợi thế đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam. Từ năm 2018, Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) với phạm vi và mức độ cam kết rộng là cơ hội lớn đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích đặc điểm của thị trường EU, vai trò của EVFTA và một số điểm cần lưu ý đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này.

2 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và tác động tới xuất khẩu nông sản Việt Nam / Nguyễn Vinh Thành // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 1(128) .- Tr. 25-44 .- 327

Đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU, đặt trong tổng thể quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU, từ đó đưa ra những nhận định về thời cơ, thách thức mà EVFTA mang lại và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản trong thời gian tới.

3 Cam kết về nông nghiệp trong EVFTA và những vấn đề đặt ra cho ngành nông nghiệp Việt Nam / Trương Thị Thúy Bình // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 3(258) .- Tr. 73-86 .- 327

Đề cập đến những quy định của EVFTA đối với hàng nông nghiệp, trong đó tập trung làm rõ một số cam kết cụ thể của Việt Nam, trên cơ sở đó nêu lên một số vấn đề đặt ra cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

5 Các cam kết riêng về môi trường trong thương mại hàng hóa của Hiệp định CPTPP và EVFTA / Nguyễn Thị Nhung // .- 2021 .- Số 5 .- Tr.53 - 56. .- 346.066

Xuất phát từ những nguyên tắc nền tảng trong Hiệp định chung về thuế quan năm 1947 (GATT 1947), đến nay ngoại lệ bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, động thực vật, các nguồn tài nguyên quý hiếm… trong thương mại quốc tế đã trở thành nguyên tắc nền tảng, được quy định trong hơn 300 hiệp định thương mại tự do.

6 Cơ hội và thách thức của Hiệp định EVFTA đối với ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam / Đỗ Thị Thơ // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 119-120 .- 658

EVFTA là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) toàn diện thế hệ mới và cũng là FTA đầu tiên của EU với một quốc gia có mức thu nhập trung bình như Việt Nam. Với những cam kết về ưu đãi thuế quan ở mức cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết, EVFTA sẽ là “cú huých” rất lớn cho xuất khấu nóng, lâm sản của Việt Nam, trong đó có ngành gỗ. Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được thực hiện sẽ mang lại nhiều lợi ích, đồng thời cũng đặt ra những thách thức cho doanh nghiệp ngành công nghiệp gỗ trong nước. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra những khái quát về EVFTA, chi ra những cơ hội và thách thức đối với ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực.

7 Hiệp định EVFTA và thực trạng tác động tới các doanh nghiệp dệt may Việt Nam / Trần Thành Tho, Trần Thị Trà My // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr.70 - 72. .- 658

Hiệp định EVFTA là một Hiệp định toàn diện thế hệ mới, và là FTA đầu tiên của EU với một số quốc gia có mức thu nhập trung bình như Việt Nam, có hiệu lực chính thức từ ngày 1/8/2020. Việc kí kết hiệp định này có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt có tác động mạnh mẽ đến ngành dệt may Việt nam. Xuất phát từ thực trạng tác động của EVFTA tới các doanh nghiệp dệt may, bài viết đưa ra một số giải pháp để các doanh nghiệp có thể tận dụng sớm các lợi thế từ hiệp định EVFTA.

8 Hiệp Định EVFTA Tác Động Đến VN & Khuyến Nghị / Trần Lê Anh Duy, nguyễn Đức Khánh // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 53(63) .- Tr. 3-6 .- 658

Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và VN (EVFTA) là hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả VN và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bài viết này tác giả khái quát, phân tích những cam kết của các bên tham gia Hiệp định này, đồng thời đánh giá những tác động, từ đó tác giả có đề xuất khuyến nghị nhằm thực thi hiệu quả hiệp định này của VN.