CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng GDP
1 Tổng quan kinh tế vĩ mô năm 2023 và triển vọng năm 2024 / Đặng Ngọc Tú // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 5-8 .- 330
Tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam thấp hơn mục tiêu, chủ yếu do xuất khẩu hàng hóa giảm. Để hỗ trợ tăng trưởng, cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều đã được nới lỏng. Tuy nhiên, lạm phát trong năm 2023 vẫn ổn định nhờ giá nhập khẩu giảm. Năm 2024, với xuất khẩu hàng hóa tăng trở lại, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,1%, tăng so với năm 2023; Lạm phát dự báo ở mức 3,7%, tăng so với năm 2023 khi giá nhập khẩu tăng trở lại.
2 Tác động của vốn đầu tư xã hội tới tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam / Nguyễn Văn Quỳnh // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 81 - 82 .- 658
Theo báo cáo của Chính phủ, dự báo cả năm 2023, tăng trưởng GDP đạt khoảng trên 5%, dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Một số chi tiêu có kết quả khả quan như tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 3 năm 2021-2023 so với GDP đạt Rol% (mục tiêu đặt ra là 32-34%); năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng giai đoạn 2021-2023 ước đạt khoảng 35,3% - 46,09% cho thấy vai trò và tác động tích cực của vốn đầu tư xã rồi cho tăng trưởng cũng như tăng năng suất lao động ở Việt Nam.
3 Chính sách tiền tệ phi truyền thống của Mỹ và những tác động đến nền kinh tế Việt Nam / Ngô Sỹ Nam // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 133 - 136 .- 332
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích những tín hiệu của nền kinh tế Việt Nam, tập trung vào các chỉ tiêu như tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất ngắn hạn khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ thực thi chính sách tiền tệ phi truyền trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng đại dịch COVID-19. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự tương quan dương giữa tổng tài sản của Cục Dự trữ liên bang Mỹ và dòng vốn với chỉ tiêu tăng trưởng GDP, lạm phát của Việt Nam. Ngoài ra, lãi suất ngắn hạn thay thế của Cục Dự trữ liên bang Mỹ, chỉ số đo lường rủi ro VIX có tương quan âm với tăng trưởng GDP và lạm phát.
4 Kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm và triển vọng 6 tháng cuối năm 2023 / Đặng Ngọc Tú, Đỗ Huy Cảnh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 5-8 .- 330
Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam thấp so với mức cùng kỳ năm 2022 cũng như mục tiêu cả năm 2023. Nguyên nhân chính là xuất khẩu giảm và thị trường bất động sản khó khăn. Mặc dù, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ, nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, hạn chế thanh khoản, trì hoãn đầu tư và thậm chí rút khỏi thị thường. Tuy nhiên, điểm tích cực trong 6 tháng đầu năm 2023 là kinh tế vĩ mô ổn định lạm phát được kiểm soát và lãi suất giảm, tỷ giá ổn định đã tạo điều kiện để chính sách kinh tế vĩ mô tiếp tục nới lỏng trong 6 tháng cuối năm, hướng tăng trưởng GDP tới mục tiêu đề ra cho cả năm 2023.
5 Kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm và triển vọng tăng trưởng trong năm / Phan Thị Phương Thảo // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 801 .- Tr. 5-7 .- 330
Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới, nhiều quốc gia lâm vào tình trạng suy thoái, tổn phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam quý I/2023 vẫn tăng trưởng 3,32% so với cùng kỳ năm 2022, đáu chu kỳ tăng trưởng thứ sáu liên tiếp. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023 là 6,5% thì những tháng còn lại của năm 2023, kinh tế cả nước phải tăng khoảng 7,5%. Đây là mức tăng khá ca trong bối cảnh các khó khăn, thách thức của nền kinh tế còn tồn tại, nhiều tác động tiêu cực từ kinh giới vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam.
6 Những động lực tích cực cho kinh tế năm 2022 / Nguyễn Minh Phong // .- 2022 .- Số 398 .- Tr. 26-29 .- 330
Ngân hàng thế giới dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022 với mức tăng trưởng GDP đạt mức 5,5% so với mức tăng trưởng bình quân toàn cầu chỉ là 4,1% mà ngân hàng thế giới đã đưa ra trước đó.Việt Nam là thương hiệu quốc gia tăng giá trị nhanh nhất thế giới trong năm 2022.
7 Ứng dụng mô hình dữ liệu hỗn hợp trong dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam / // Ngân hàng .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 2-8 .- 330
Bài viết ứng dụng mô hình dữ liệu hỗn hợp dựa trên sự kết hợp các dữ liệu tần suất cao ( ngày, tuần, tháng) để dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở tần suất thấp (quý, năm). Dữ liệu đầu vào bao gồm các biến đại diện giá cả, cung cầu và thị trường tiền tệ - ngân hàng; trong khi dạng hàm ảnh hưởng tối ưu được lựa chọn từ quá trình kiểm định các phương trình hàm bước, trễ phân phối đa thức và MIDAS không ràng buộc. Kết quả cho thấy, tăng trưởng GDP của VN tiếp tục hồi phục trong giai đoạn quý IV/2020- quý I/2021 so với giai đoạn Quý 1/2020-quý 3/2020. Với mức sai số thấp thu được từ dự báo với mô hình MIDAS, bài viết khẳng định việc phát triển lớp mô hình này là đúng hướng, các thông tin đầu vào được lựa chọn phù hợp.