CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Mục tiêu tăng vốn

  • Duyệt theo:
1 Quản lý chi ngân sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ / Nguyễn Huy Hoàng // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 86-88 .- 332

Giai đoạn 2019-2021, quản lý chi ngân sách nhà nước từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tân Sơn trong thời gian qua gồm: cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước; tiến độ giao vốn và quy mô nguồn ngân sách phân bổ từ trung ương và địa phương cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện; năng lực, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước; nhận thức của đối tượng thụ hưởng chính sách.

2 Điều hành chính sách tiền tệ: kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 / Chu Khánh Lân, Đỗ Thị Bích Hồng // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 11-13 .- 332

2024 là năm thứ tư thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, lạm phát cao, thương mại toàn cầu sụt giảm, giá cả hàng hóa cơ bản biến động mạnh, xung đột địa chính trị, chính sách an ninh lương thực thắt chặt, điều hành chính sách tiền tệ sẽ đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, đúng đắn, kịp thời của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm chính trị của ngành Ngân hàng, tin tưởng rằng, điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 sẽ tiếp tục góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu đề ra của Quốc hội và Chính phủ.

3 Chính sách tài khóa năm 2023 góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô / Nguyễn Như Quỳnh // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 22-25 .- 332

Nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 được triển khai trong bối cảnh tình hình thế giới phát sinh nhiều biến động, diễn biến phức tạp, khó dự báo. Căng thẳng địa chính trị, tranh chấp giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, xung đột giữa Nga - Ukraine và Israel - Hamas diễn biến bất ngờ, lạm phát và giá nhiên liệu tăng cao khiến đà phục hồi của kinh tế thế giới chậm lại. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động về nhiều mặt, mặc dù kinh tế vĩ mô duy trì ổn định nhưng tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn; thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản có nhiều biến động... Chính sách tài khóa đã có những điều chỉnh linh hoạt, chủ động nhằm ứng phó kịp thời với những biến động trong và ngoài nước.

4 Triển khai ESG trong lĩnh vực ngân hàng góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững / Nguyễn Thị Hòa // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 70-77 .- 332.12

Chuyển dịch sang nền kinh tế phát thải carbon thấp, kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững đang trở thành một xu hướng tất yếu, là ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, các tiêu chuẩn ESG đã trở nên nổi bật trên thị trường tài chính toàn cầu khi các nhà đầu tư và các bên liên quan nhận thức rõ hơn về tác động của các khoản đầu tư của họ đối với môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp. Trên thế giới, các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước ngày càng ban hành nhiều quy định và chính sách thúc đẩy các ngân hàng áp dụng tiêu chuẩn ESG. Tại Việt Nam, các ngân hàng đang trong giai đoạn đầu tích hợp yếu tố ESG vào hoạt động kinh doanh và còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai. Vì vậy, ngành Ngân hàng cần tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy ngân hàng triển khai ESG nhằm phát huy hơn nữa những đóng góp của Ngành trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

5 Mối tương quan giữa mục tiêu tăng vốn với khả năng tạo thanh khoản của ngân hàng / Chu Thị Thanh Trang, Phạm Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Bảo Ngọc // Ngân hàng .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 34-41 .- 332.12

Xác định mối tương quan hệ qua lại giữa mục tiêu tăng vốn với khả năng tạo thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu đã chứng minh có sự tồn tại mối quan hệ hai chiều, đánh đổi giữa hai biến số này. Áp lực từ việc theo đuổi mục tiêu tăng vốn đáp ứng chuẩn Basel II trong thời gian qua, đã làm hạn chế chức năng tạo thanh khoản cho nền kinh tế - một trong những chức năng quan trọng nhất của ngân hàng. Phát hiện nay, một mặt có ý nghĩa về mặt học thuật, đồng thời, có thể có ý nghĩa chính sách quan trọng liên quan đến việc xác định các mục tiêu vừa đảm bảo an toàn hệ thống, vừa phát huy được chức năng cung thanh khoản hệ thống ngân hàng.