CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tội phạm công nghệ cao

  • Duyệt theo:
1 Hài hoà hoá pháp luật Liên minh châu Âu về tội phạm công nghệ cao và một số liên hệ với ASEAN / Bùi Thị Ngọc Lan // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 86 – 102 .- 340

Tội phạm công nghệ cao ngày càng trở nên khó kiểm soát và các phương thức phạm tội cũng tinh vi hơn so với các loại tội phạm xuyên quốc gia khác. Trong khuôn khổ Liên minh châu Âu (EU), mối đe dọa của tội phạm công nghệ cao đối với an ninh mạng khu vực cũng là một thách thức lớn được đặt ra trong kỉ nguyên số hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh EU đặt những ưu tiên trong đấu tranh với tội phạm nghiêm trọng và có tổ chức giai đoạn 2022 - 2025. Hài hoà hoá pháp luật EU về tội phạm công nghệ cao vừa là chiến lược và cũng là biện pháp được triển khai để đối phó với tội phạm công nghệ cao với những thành công ban đầu. Bài viết phân tích thực trạng hài hoà hoá pháp luật EU về tội phạm công nghệ cao, chỉ ra những cơ hội mà EU sẽ tận dụng cũng như đối phó với các thách thức để thúc đẩy hài hoà hoá pháp luật EU về tội phạm công nghệ cao trong thời gian tới; liên hệ với hài hoà hoá pháp luật về tội phạm công nghệ cao trong ASEAN để làm rõ hơn những kết quả hài hoà hoá pháp luật EU về tội phạm công nghệ cao.

2 Vai trò của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phòng, chống tín dụng đen và tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng / Đỗ Đức Hồng Hà // Ngân hàng .- 2022 .- Số 14 .- Tr. 10-14 .- 332.12

Thực trạng tín dụng đen và tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta thời gian qua. Vai trò của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phòng, chống tín dụng đen. Vai trò của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phòng, chống tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Định hướng phát huy vai trò của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phòng, chống tín dụng đen và tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng thời gian tới.

3 Khung pháp lí về cơ chế hợp tác phòng chống tội phạm mạng trong khu vực ASEAN / Đỗ Quí Hoàng // Luật học .- 2020 .- Số 12(247) .- Tr.71 - 84 .- 345.22

Tội phạm mạng là một dạng thức của tội phạm xuyên quốc gia, đòi hỏi có sự hợp tác giữa các quốc gia trong nhiều lĩnh vực, mà đặc biệt là về pháp luật và lĩnh vực kĩ thuật bảo mật. Quá trình hợp tác nhằm ngăn ngừa, phòng, chống loại hình tội phạm này không chỉ diễn ra trên phạm vi tòa cầu mà từng khu vực cũng cần tự trang bị cho mình cơ chế phù hợp. Bài viết làm rõ khung pháp lí điều chỉnh hoạt động hợp tác ngăn ngừa, phòng, chống tội phạm mạng của khu vực ASEAN, nhận diện một số hạn chế và đề xuất một giải pháp nhằm thúc đẩy và thiết lập có hiệu quả cơ chế hợp tác trong phòng, chống tội phạm mạng.

4 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cá nhân trước tội phạm công nghệ cao / Nguyễn Thị Tú Trinh, Vũ Minh Hường, Hà Nhật Minh, Nguyễn Văn Mạnh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 24-26 .- 340

Phân tích và trình bày về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cá nhân trước tội phạm công nghệ cao. Tội phạm công nghệ cao trong hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang gia tăng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây hậu quả nặng nề cho xã hội, đặc biệt là đối với khách hàng cá nhân. Xuất phát từ tình hình thực tiễn còn nhiều bất cập trong công tác phòng, chống tội phạm công nghệ cao của các ngân hàng thương mại.

5 Hài hòa hóa pháp luật trong phòng chống tội phạm công nghệ cao / Đỗ Quí Hoàng // Luật học .- 2021 .- Số 8 .- Tr. 29 – 40 .- 340

Bài viết phân tích quy định trong các văn kiện pháp lí quốc tế liên quan đến tội phạm công nghệ cao và vấn đề hoài hòa hóa pháp luật – một biện pháp để một mặt vẫn tôn trọng chủ quyền quốc gia nhưng đồng thời có thể hạn chế khoảng cách quá lớn giữa các quy định pháp luật các quốc gia, tạo điều kiện tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong ngăn ngừa, trừng phạt tội phạm. Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá thực tiễn thực hiện hài hòa hóa pháp luật trong phòng chống tội phạm công nghệ cao tại Việt Nam.