CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thị trường trái phiếu
1 Thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam / Phạm Tuấn Minh // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 56-58 .- 658
Trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp và nền kinh tế, qua đó hỗ trợ giảm áp lực lên kênh tín dụng ngân hàng. Tại Việt Nam, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hình thành từ năm 2000, nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh khi Nghị định số 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ban hành và có hiệu lực. Do đó, việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, minh bạch và bền vững là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh doanh nghiệp cần đa dạng hóa các nguồn lực tài chính. Trên cơ sở đánh giá thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường này trong thời gian tới.
2 Giải pháp phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp / Nguyễn Quang Thuân // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 18-21 .- 332
Để đạt mục tiêu về phát triển kinh tế cao và bền vững ở mức 6,5-7% trong giai đoạn 2021-2025, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư công, khôi phục đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu và duy trì tốc độ tăng trưởng của cầu tiêu dùng nội địa thì vấn đề khai thông nguồn vốn qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một giải pháp quan trọng. Nguồn vốn từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn do kênh vốn tín dụng ngân hàng chủ yếu tập trung vào kênh vốn ngắn hạn, khi môi trường lãi suất quốc tế vẫn ở mức cao thì chi phí vốn huy động quốc tế của doanh nghiệp dự kiến còn khó khăn.
3 Giải pháp phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam / Phạm Tiến Đức // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 50-57 .- 332.632
Sự phát triển của thị trường trái phiếu góp phần làm giảm áp lực lên vốn tín dụng ngân hàng, nhất là vốn trung dài hạn cho đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý cho lĩnh vực này cũng ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, sự phát triển nóng của thị trường trái phiếu, cũng như việc thiếu kiểm tra chặt chẽ mục đích sử dụng tiền phát hành trái phiếu của doanh nghiệp đang gây những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế, điển hình như vụ việc Tân Hoàng Minh. Bên cạnh đó là khả năng thanh toán thời gian tới của trái phiếu doanh nghiệp bất động sản cũng đang đặt ra những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích và đánh giá dựa trên số liệu và tư liệu thứ cấp của một số cơ quan chức năng, làm rõ nội dung nói trên, đưa ra một số khuyến nghị có liên quan.
4 Phát triển trái phiếu xanh ở Việt Nam và một số kiến nghị / Nguyễn Thị Thuỷ // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 635 .- Tr. 10 - 12 .- 658
Phát triển trái phiếu xanh ở Việt Nam là phương thức thúc đẩy quá trình tái cơ xấu nền kinh tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm các tác động phát thải nhà kinh, ứng phó đổi ký hấu, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Trái phiếu xanh là một phương thức quan trọng lược tăng trưởng xanh. Bài viết này làm rõ thực trạng trái phiếu xanh ở Việt Nam. Đồng thời, bài đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trái phiếu xanh tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
5 Huy động vốn trên thị trường trái phiếu để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội / Nguyễn Hoàng Dương // Tài chính .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr. 29-32 .- 332
Thị trường trái phiếu vừa đóng vai trò cung cấp nguồn tài chính trung, dài hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa huy động dòng tiền nhàn rỗi của người dân để phục vụ nhu cầu đầu tư các doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh. Phát huy vai trò này, thời gian qua, Bộ Tài chính đã tích cực triển khai các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu nhằm khơi thông nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế và đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, huy động vốn trên thị trường này cúng gặp nhiều khó khăn.
6 Mối quan hệ đồng tích hợp giữa các lãi suất trên thị trường trái phiếu Việt Nam / Nguyễn Thanh Hà, Bùi Huy Tùng // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 300 .- Tr. 22-31 .- 332.1
Phân tích mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa các lãi suất trên thị trường trái phiếu Việt Nam. Dữ liệu được sử dụng là lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn một năm, hai năm, ba năm, năm năm từ ngày 08/6/2009 đến ngày 31/12/2019 với hai phương pháp kiểm tra đồng tích hợp tuyến tính và phi tuyến. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy các cặp lãi suất kỳ hạn một năm và hai năm, một năm và ba năm có mối quan hệ đồng tích hợp tuyến tính trong khi lãi suất kỳ hạn một năm và năm năm có mối quan hệ đồng tích hợp phi tuyến theo mô hình hiệu chỉnh sai số chuyển tiếp trơn. Ngoài ra, giả thuyết kỳ vọng bị bác bỏ. Kết quả nghiên cứu đề xuất rằng nhà đầu tư có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận do chênh lệch lợi suất trái phiếu và nhà hoạch định chính sách có thể tác động đến lãi suất dài hạn thông qua ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn.
7 Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam / Trần Thị Bích Thuận // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 594 .- Tr. 31-33 .- 658
Thông qua phương pháp tổng hợp, phân tích, bài viết đề cập đến quá trình phát triển của trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trong 5 năm qua, những xu thế chuyển dịch chính của công cụ tài chính này hiện tại và trong vòng 5 năm tiếp theo tại thị trường Việt Nam
8 Pháp luật của Nhật Bản, Malaysia về xếp hạng tín nhiệm trên thị trường trái phiếu doạnh nghiệp - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Đỗ Thị Kiều Phương // Luật học .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 38-52 .- 658
Xếp hạng tín nhiệm là hoạt động quan trọng trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Hoạt động này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp cho các nhà đầu tư căn cứ để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả. Ở Việt Nam, pháp luật về xếp hạng tín nhiệm và sự phát triển của tổ chức này trên thực tế chưa tương xứng với vai trò của nó đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Bài viết kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một số điều của Luật Chứng khoán năm 2019 và một số văn bản pháp luật khác về xếp hạng tín nhiệm như: Bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật Chứng khoán năm 2019; bổ sung quy định về trường hợp bắt buộc phải có xếp hạng tín nhiệm tối thiểu; bổ sung quy định về xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp niêm yết trái phiếu trên sở giao dịch chứng khoán; bãi bỏ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 13 Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018 của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
9 Ước lượng phần bù kỳ hạn trên thị trường trái phiếu Việt Nam / Phạm Thế Anh, Nguyễn Thanh Hà // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 285 .- Tr. 30-39 .- 332.1
Nghiên cứu này nhằm ước lượng phần bù kỳ hạn của trái phiếu dựa trên mô hình GARCH-M bằng cách sử dụng dữ liệu trái phiếu chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2019. Kết quả chỉ ra rằng, thứ nhất, kể từ năm 2012, phần bù kỳ hạn có xu hướng giảm dần, thậm chí là số âm trong những năm gần đây. Thứ hai, phần bù kỳ hạn trung bình tăng theo kỳ hạn. Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho thấy phần bù rủi ro biến đổi theo thời gian và giả thuyết kỳ vọng về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất bị bác bỏ. Điều này hàm ý rằng nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận bằng cách dựa trên sự khác biệt về kỳ hạn khi đầu tư vào các loại trái phiếu.
10 Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam / Đinh Thị Phương Anh // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 146 .- Tr. 2-10 .- 332.1
Bài viết nghiên cứu hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu (gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp) những năm gần đây theo các nội dung: quy mô, loại hình giao dịch, lãi suất, cơ cấu nhà đầu tư... Trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính như thống kê mô tả, so sánh, phân tích, bài viết đã chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam. Nhìn chung, mức độ hoàn thiện của thị trường còn yếu khi thiếu vắng các tổ chức định mức tín nhiệm, vai trò tạo lập thị trường của các tổ chức tài chính trung gian cũng còn hạn chế, bên cạnh đó khuôn khổ pháp lý hiện hành còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển TTTP. Trên cơ sở đó, tác giả bài viết đề xuất một vài định hướng và giải pháp nhằm phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững thị trường trái phiếu Việt Nam thời gian tới.