CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài sản trí tuệ

  • Duyệt theo:
1 Thương mại hóa tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp nhỏ và vừa : một số lưu ý / Trịnh Thu Hải // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 7-12 .- 650

Trình bày thương mại hóa tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thương mại hóa tài sản trí tuệ (TSTT) là một đòi hỏi tất yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thực tế đã chỉ ra rằng, thương mại hóa TSTT còn là công cụ, động lực cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). TSTT đã và đang khẳng định vai trò, tầm quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và những biến động có khả năng ảnh hưởng tới cục diện toàn cầu như hiện nay thì cạnh tranh giữa các nền kinh tế chính là cạnh tranh về TSTT.

2 Khai thác tài sản trí tuệ thành công cụ tài chính : những gợi mở về khung chính sách tại Việt Nam / Lương Văn Thường, Nguyễn Minh Ngọc // .- 2021 .- Số 11(752) .- Tr. 10-13 .- 650

Khai thác tài sản trí tuệ (TSTT) thành công cụ tài chính là yêu cầu tất yếu trong phát triển hệ sinh thái tài chính sở hữu trí tuệ (SHTT). Thông qua đó sẽ góp phần tạo nguồn lực tài chính ổn định cho các chủ thể nắm giữ TSTT, tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tăng cường đổi mới sáng tạo. Tài chính SHTT là một hệ sinh thái gồm nhiều chủ thể tham gia với các mối liên hệ thiết yếu, tương tác với nhau thông qua các nghiệp vụ có tính đặc thù, chuyên sâu gắn với tài chính, tài sản và SHTT.

3 Thế chấp tài sản trí tuệ : những khía cạnh pháp lý và thực tiễn thi hành / Hoàng Lan Phương // .- 2021 .- Số 10(Tập 63) .- Tr. 41-45 .- 340

Phân tích những khía cạnh pháp lý, từ đó chỉ ra những khó khăn trong thực hiện các giao dịch thế chấp tài sản trí tuệ (TSTT) tại Việt Nam hiện nay. Việc sử dụng tài sản trí tuệ như một tài sản đảm bảo cho quá trình thế chấp đã được phát triển rộng khắp trên thế giới, nhưng tại Việt Nam đây là một vấn đề còn tương đối mới. Pháp luật hiện hành cũng đã có những quy định về việc chấp nhận tài sản đảm bảo khi vay vốn là TSTT. Đây được coi là một cơ hội mở cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hiện thực hóa việc vay vốn kinh doanh bằng TSTT. Tuy nhiên, để có thể vay vốn bằng việc thế chấp TSTT tại các ngân hàng ở Việt Nam là điều không dễ dàng. Những khó khăn có thể xuất phát từ việc chưa có những hướng dẫn chi tiết, từ phía pháp luật hoặc từ chính bản chất “vô hình” của TSTT, dẫn tới khó khăn trong định giá TSTT khi thế chấp, xử lý TSTT sau khi bên thế chấp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

4 Quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp Việt Nam - động lực cho sự khác biệt hóa / Nguyễn Quốc Thịnh, Khúc Đại Long, Nguyễn Thu Hương // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 143 .- Tr. 38-44 .- 658

Tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp là một loại tài sản thuộc nhóm tài sản vô hình và trong hầu hết các trường hợp, chúng có giá trị lớn hơn nhiều lần so với tổng tài sản hữu hình. Việc quản lý và khai thác các tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp Việt Nam còn không ít hạn chế, do đó chưa tạo được động lực để phát triển và gia tăng sự khác biệt cho doanh nghiệp - yếu tố căn bản của cạnh tranh hiện đại. Bài viết tập trung mô tả các dạng tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp, từ đó dựa trên những khảo sát thực tế cho thấy khối tài sản này đã được khai thác thế nào trong các doanh nghiệp. Một số gợi ý về quản trị tài sản trí tuệ hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tạo dựng và duy trì những lợi thế cạnh tranh (dựa trên sự khác biệt) trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.