CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Công nghiệp chế biến

  • Duyệt theo:
1 Ràng buộc tài chính và năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam / Phùng Mai Lan // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 149-151 .- 332

Nghiên cứu này xem xét tác động của ràng buộc tài chính tới năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của các doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Kết quả cho thấy, doanh nghiệp càng gặp phải vấn đề ràng buộc tài chính thì năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp càng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, lan tỏa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hoạt động xuất khẩu và mức độ chuyên môn hóa cao cũng có ảnh hưởng tích cực tới năng suất năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp trong khi mức độ trang bị vốn trên lao động lại có ảnh hưởng tiêu cực.

2 Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động trong doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo / Phạm Thị Dự // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 49 - 53 .- 332

Bài viết sử dụng dữ liệu điều tra doanh nghiệp giai đoạn 2011-2020 của Tổng cục Thống kê nhằm xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến cầu lao động trong doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá vốn và công nghệ là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất và đều làm tăng cầu lao động trong doanh nghiệp của tất cả các ngành cấp 2 thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động các ngành cấp 2 là khác nhau do đó cần có những chính sách, biện pháp tác động phù hợp với đặc trưng riêng của từng ngành.

3 Tác động của Covid – 19 tới năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam / Trương Thị Tiểu Lệ // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 633 .- Tr. 49 – 51 .- 658

Bài viết đánh giá tác động của Covid lên năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ cuộc điều tra doanh nghệp hàng năm của Tổng cục Thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy TFP làm giảm tới khoảng 30% TFP của các doanh nghiệp trong ngành do đại dịch Covid trong đó ngành bị ảnh hưởng nhất là ngành hóa chất cao su, ngành chế biến thực phẩm và ngành ít bị ảnh hưởng nhất là ngành sản xuất phương tiện đi lại và dệt may da giày.

4 Công nghiệp chế biến, chế tạo dưới góc nhìn thương mại / Phạm Vĩnh Thắng, Nguyễn Đức Hải // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 625 .- Tr. 28 - 30 .- 658

Với ngành công nghiệp Việt Nam, các ngành chế biến chế tạo có công nghệ thấp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm khoảng 65% tổng sản phẩm chế biến chế tạo của cả nước. Những ngành công nghiệp này đều đang sử dụng nhiều lao động hoặc sản xuất sản phẩm cuối cùng có gia trị gia tăng thấp. Đây đang là một thách thức và cản trở lớn đối với phát triển công nghiệp, khi nước ta cần từng bước chuyển dịch sang các ngành công nghiệp cao để đẩy nhanh tốc độ và chất lượng tăng trưởng, tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

5 Đánh giá thực trạng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam theo quan điểm phát triển bền vững / Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Tạ Phúc Đường // .- 2022 .- Số 11(534) .- Tr. 15-34 .- 658

Bài viết này phân tích, đánh giá các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam theo quan điểm phát triển bền vững, từ đó đưa ra một số ngành lựa chọn ưu tiên phát triển và một số không ưu tiên phát triển trong giai đoạn sắp tới. Phát triển bền vững ở đây bao gồm ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.

6 Phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam / Vòng Thình Nam, Nguyễn Hoàng Anh Vũ // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 528 .- Tr. 92-101 .- 330

Nghiên cứu phân tích thực trạng công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam. Từ kết quả phân tích, nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam.

7 Cơ hội và thách thức đối với phát triển công nghiệp chế biến nông sản vùng Tây Nguyên / Nguyễn Thị Bích Ngọc // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 167-170 .- 658

Phân tích những thách thức và thời cơ phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản vùng Tây Nguyên, bài viết đề xuất khuyến nghị nhằm phát triển nông sản khu vực này theo hướng bền vững.

8 So sánh mô hình ARIMA và VECM trong dự báo cầu lao động ở các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến Tỉnh Bình Dương / Phạm Ngọc Thành, Đỗ Thị Hoa Liên, Hoàng Võ Hằng Phương // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 282 .- Tr. 41-53 .- 658

Bài viết ứng dụng các mô hình trong phương pháp chuỗi thời gian vào dự báo cầu lao động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến ở Bình Dương. Trong đó, hai mô hình phổ biến được sử dụng nhiều trong dự báo cầu lao động trong ngắn hạn là ARIMA và VECM được phân tích và so sánh. Mô hình được xây dựng trên dữ liệu từ năm 1996 đến 2014, sau đó dự báo được thực hiện cho các năm 2015 đến 2017 để kiểm tra mức độ chính xác của các mô hình. Kết quả cho thấy cả hai mô hình đều có năng lực dự báo tốt, tuy nhiên, mô hình ARIMA trong trường hợp này có khả năng dự báo chính xác hơn so với mô hình VECM. Bên cạnh đó, nhóm tác giả tìm thấy vai trò quan trọng của vốn sản xuất đối với sự thay đổi cầu lao động ngành công nghiệp chế biến Bình Dương cả trong ngắn hạn và dài hạn.