CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hoạt động--Lập pháp
1 Quyền tiếp cận thông tin trong hoạt động lập pháp / Lê Thị Hồng Hạnh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 07 (455) .- Tr. 8- 12 .- 340
Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích khái niệm quyền tiếp cận thông tin trong hoạt động lập pháp, phân tích quy định của pháp luật hiện hành nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân trong lĩnh vực này và đề xuất một số kiến nghị.
2 Chiến lược hoạt động lập pháp / Bùi Ngọc Thanh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 16 (440) .- Tr.3 – 7 .- 340
Với tầm nhìn chiến lược, xuyên suốt toàn khóa, trước kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài viết, “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Theo đó, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và các chủ thể khác tham gia vào quy trình xây dựng luật cần quán triệt đầy đủ và sâu sắc nội dung bài viết, góp phần thiết thực để Quốc hội thực thi tốt nhất, hiệu quả cao nhất nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Trong phạm vi bài viết này, tác giả cô đúc 6 nhóm quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; 6 yêu cầu và 8 nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động lập pháp trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động lập pháp của hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội / Nguyễn Hoàng Sơn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 21 (421) .- Tr. 62 – 64 .- 340
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là thiết chế hiến định quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội. Để nâng cao hiệu quả hoạt động lập pháp của Quốc hội, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có nhóm giải pháp tiếp tục đổi mới về cơ cấu tổ chức và tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động thẩm tra của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
4 Xây dựng chính sách trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam và một số kiến nghị / Cao Kim Oanh // Luật học .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 67 – 76 .- 340
Xây dựng chính sách trong hoạt động lập pháp là hoạt động nhằm mục đích lựa chọn những chính sách dựa trên bằng chứng để chuyển hoá thành các quy định pháp luật. Xây dựng chính sách được sử dụng để xem xét ảnh hưởng của các biện pháp, chính sách đối với kinh tế, xã hội và môi trường; lượng hoá hiệu quả của chính sách đối với đối tượng chịu sự tác động hướng tới giải quyết những tồn tại trong xã hội. Bài viết phân tích các quy định của pháp luật về xây dựng chính sách trong hoạt động lập pháp và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động này.