CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thiên tai
1 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phòng chống thiên tai trượt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc / Trương Xuân Quang, Trần Thị Hải Vân // .- 2024 .- Số 4 (781) .- Tr. 35-37 .- 621
Với mục tiêu tích hợp mô hình trí tuệ nhân tạo nhằm nâng cao khả năng phòng chống thiên tai trượt lở đất, đá tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao ở Việt Nam, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt thực hiện đề tài “Tích hợp trí tuệ nhân tạo và các công nghệ giám sát trái đất trong nghiên cứu tai biến trượt lở đất ở vùng núi phía Bắc Việt Nam”. Thông qua đó, đề tài đã xây dựng thành công hệ thống dự báo có khả năng kết nối với dữ liệu vệ tinh, trạm điện thoại và phát ra cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đến người dân.
2 Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp khu vực phía Nam / // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 14-17 .- 330
Cung cấp bức tranh khái quát về thực trạng đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) của doanh nghiệp khu vực phía Nam, đồng thời đưa ra các khuyến nghị sát thực và khả thi. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam Bộ (ĐNB) là khu vực có vị thế, vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, đà tăng trưởng của khu vực này đang có dấu hiệu chững lại do phải đối mặt với nhiều khó khăn như tình trạng hạn, mặn, sạt lở, ngập lụt, triều cường, ô nhiễm môi trường… và gần đây nhất là đại dịch Covid-19. Thực trạng này đòi hỏi trong thời gian tới, khu vực phải xây dựng và định hình được các mô hình phát triển mới dựa trên công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), trong đó doanh nghiệp là trung tâm.
3 Ảnh hưởng của thiên tai đến thu nhập và tỷ lệ nghèo tại Việt Nam / Nguyễn Khắc Hiếu // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 277 .- Tr. 2-11 .- 330
Nghiên cứu này phân tích tác động của thiên tai đến thu nhập và tỷ lệ nghèo của các hộ gia đình tại Việt Nam. Phương pháp hồi quy tác động cố định (FEM) được sử dụng với dữ liệu bảng của 63 tỉnh thành Việt Nam trong giai đoạn từ 2012-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thiên tai làm giảm 4,3% thu nhập bình quân đầu người và làm tăng 1,9% tỷ lệ hộ nghèo tại các tỉnh chịu tác động bởi thiên tai. Ngoài ra, các nhân tố khác như giáo dục, cơ sở hạ tầng, thương mại và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cũng có tác động tích cực đến thu nhập và tỷ lệ nghèo của hộ gia đình tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai cũng như phân bổ hợp lý nguồn lực cứu trợ sau thiên tai.