CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế--Tuần hoàn
21 Triển khai kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam : nhìn từ góc độ quản lý chất lượng / Hà Minh Hiệp, Phạm Thu Hiền // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 11(Tập 63) .- Tr. 7-9 .- 650
Trình bày triển khai kinh tế tuần hoàn (Circular Economy – CE) từ góc độ quản lý chất lượng và chuỗi cung ứng nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp một giải pháp thích ứng phù hợp. Để phát triển nền kinh tế một cách bền vững, Việt Nam hoạch định chính sách đang đề xuất tiếp cận mô hình CE như một giải pháp hiệu quả. CE đang là mô hình kinh tế tạo ra được những giá trị không chỉ về kinh tế mà cả môi trường đối với doanh nghiệp và đất nước. Dưới góc độ quản lý chất lượng, các doanh nghiệp áp dung mô hình CE vừa giúp đạt các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, vừa góp phần tham gia vào quá trình ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày một phức tạp.
22 Định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn cho ngành nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long / GS. TS. Lê Thanh Hải, ThS. Lê Quốc Vĩ, ThS. Trần Thị Hiệu, Nguyễn Việt Thắng // Môi trường .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 25-28 .- 330
Đề xuất các giải pháp nhằm định hướng phát triển ngành nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long theo hướng kinh tế tuần hoàn, các giải pháp được đề xuất cho 2 nhóm đối tượng đó là người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.
23 Kinh tế tuần hoàn : những vấn đề lý luận và thực tiễn / TS. Nguyễn Đình Đáp // Ngân hàng .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 02-09 .- 330
Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường và nền kinh tế tuần hoàn là mô hình được quan tâm, định hướng phát triển
24 Giải pháp thúc đẩy hình thành và phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam / Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Thu Hà // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 750 .- Tr. 44-47 .- 330
Kinh tế tuần hoàn là mô hình tổ chức, vận hành kinh tế cho phép nâng cao tính bền vững, hiệu quả của tăng trưởng kinh tế, khi tiến bộ khoa học đạt tới trình độ cao, nhưng tài nguyên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường gia tăng, trong khi, nhu cầu của con người và xã hội lớn. Những yếu tố cấu thành mô hình kinh tế này đã xuất hiện ở nền kinh tế truyền thống các nước, trong đó có Việt Nam. Sức ép và những thách thức từ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội đòi hỏi Việt Nam phải sớm chuyển đổi mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn một cách chủ động với những bước đi thích hợp.
25 Kinh tế tuần hoàn : cơ hội và thách thức đối với Việt Nam / Phạm Ngọc Phong, Nguyễn Thị Ánh Ngọc // Ngân hàng .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 24-28 .- 330
Ngày nay, Việt nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức về ô nhiemx mmoi trường cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu. Đây là những yếu tố đã và đang ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến sự phát triển kinht ế của nước ta. Do đó, theo các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, để giải quyết các vấn đề trên, Việt nam cần phải chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính ( hay còn gọi là kinh tế truyền thống) sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Đây là mô hình kinh tế phát triển bền vững, đáp ứng được nhiều mục tiêu, bao gồm: giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển ở đầu ra, ứng phó với cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu.
26 Phát triển nền kinh tế tuần hoàn: kinh nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam / Đặng Văn Sáng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 748 .- Tr. 56 - 58 .- 330
Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Trên thế giới, kinh tế tuần hoàn được coi là mô hình kinh tế đáp ứng yêu cầu về giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Tại Việt Nam, việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững, với tăng trưởng xanh đang được quan tâm, đề cập nhiều hơn trong những năm gần đây. Bài viết trao đổi về xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững trên thế giới, từ đó đưa ra một số khuyết nghị cho Việt Nam.
27 Triển khai giải pháp tổng thể thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, giai đoạn 2021-2030 / Nguyễn Ngọc Tú // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 19-20 .- 330
Trình bày các giải pháp tổng thể thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, giai đoạn 2021-2030.
28 Kinh tế tuần hoàn : Lý thuyết và thực tiễn / Trần Ngọc Ngoạn // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 511 .- Tr. 03-14 .- 650.01
Phân tích các tài liệu nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn ở góc độ lý thuyết cũng như những tư liệu về các mô hình phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn; bài viết khái quát những vấn đề mang tính lý luận, làm rõ nội hàm của khái niệm kinh tế tuần hoàn, các nguyên tắc và hình thức; đồng thời, nêu lên những thách thức bất cập trong thực hành kinh tế tuần hoàn; từ đó, đề xuất một số giải pháp phát triển các mô hình kinh tế theo hướng tuần hoàn ở Việt Nam
29 Mô hình kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 / Trần Đức Hiệp // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 579 .- Tr. 04-06 .- 330
Bài viết phân tích tổng quan về kinh tế tuần hoàn; Vai trò của kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh hiện nay; Để nền kinh tế tuần hoàn thích ứng với những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
30 Kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và đề xuất giải pháp thúc đẩy / Phạm Thị Trầm // Môi trường .- 2020 .- Số 9 .- Tr. 55-57 .- 330
Thực trạng và nguyên nhân ô nhiễm môi trường; Một số vận dụng kinh tế tuần hoàn; Giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.