CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật--Điện ảnh
1 Xu hướng phát triển điện ảnh trong thời đại cách mạng 4.0 và một số góp ý đối với Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) / Nguyễn Thị Hường // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 6 (454) .- Tr.24 - 30 .- 340
Trên thế giới, điện ảnh vừa là ngành nghệ thuật tổng hợp vừa là ngành công nghiệp. Ngày nay, công nghệ số đã thay đổi gần như hoàn toàn điện ảnh truyền thống. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ, không ngừng của công nghệ điện ảnh trên nền tảng kỹ thuật số, câu hỏi đặt ra là ngành điện ảnh Việt Nam cần làm gì để phát huy tối đa lợi thế và hạn chế những khó khăn, thách thức khi tiếp cận các công nghệ mới đó… Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích xu hướng vận động của điện ảnh hiện nay và góp ý một số nội dung đối với Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi)[1].
2 Một vài góp ý về dự thảo luật điện ảnh (sửa đổi) / Chu Hồng Thanh // Luật học .- 2021 .- Số 9 .- Tr.38 - 41 .- 340
Để phát triển điện ảnh xứng đáng với tầm vóc của ngành nghệ thuật rất quan trọng và có giá trị xã hội rất cao trong phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì Luật Điện ảnh cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và công phu hơn, cần được bổ sung rất nhiều nội dung quan trọng và cần thiết như đã nêu trên. Sản phẩm điện ảnh có chất lượng cao về nội dung và giá trị nghệ thuật phục vụ xã hội sẽ có tác đông trực tiếp và tích cực đến các quan hệ chính trị, kinh tế, bản sắc văn hóa, đạo đức, văn minh, công bằng xã hội, truyền thống, mở rộng "biên giới mềm", nâng tầm uy thế Việt Nam trên trường quốc tế và góp phần xứng đáng vào phát triển văn minh nhân loại.
3 Một số kiến nghị nhằm bổ sung hoàn thiện Luật điện ảnh: Nhìn từ góc độ khai thác điện ảnh để thúc đẩy phát triển du lịch và quảng bá hình ảnh đất nước / Phạm Ngọc Phương Thuỷ // Nghề luật .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 26 – 28 .- 340
Sau gần 14 năm (2006 – 2020) thi hành, Luật điện ảnh Việt Nam đã tạo được một khuôn khổ pháp lý, hỗ trợ và đem lại nhiều bước tiến cho công cuộc “ khai thác điện ảnh để thúc đẩy du lịch và quảng bá hình ảnh đất nước”. Tuy nhiên nội dung một số điều luật liên quan vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế và chưa phù hợp với thực tế xã hội. Bài viết này phân tích, đánh giá một số bất cập trong quy định của pháp luật điện ảnh hiện hành, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật điện ảnh phù hợp với thực tiễn xã hội và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.