CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tài nguyên biển
1 Quyền tiếp cận biển và khai thác tài nguyên sinh vật biển của các quốc gia nội lục theo UNCLOS / // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 24(448) .- Tr.8 - 14 .- 341.23
Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích qui định của Công ước về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) về quyền tiếp cận biển và khai thác nguồn tài nguyên sinh vật biển đối với các quốc gia nội lục; phân tích những thách thức trong thực hiện quyền tiếp cận biển và khai thác tài nguyên sinh vật của các tài nguyên sinh vật biển của các quốc gia nội lục, và đề xuất giải pháp để các quốc gia nội lục vượt qua thách thức này.
2 Nghiên cứu xác lập bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển tại các huyện đảo vùng biển Đông Bắc / Nguyễn Văn Triều, Nguyễn An Thịnh, Lưu Thành Trung, Lê Đức Dũng // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 19 (369) .- Tr. 32-34 .- 363.7
Đề xuất các bước nghiên cứu xác định bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển cho các huyện đảo vùng biển Đông Bắc. Bộ tiêu chí được tiếp cận nghiên cứu dựa trên phân tích chính sách pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường hải đảo ở nước ta và theo các nội dung đánh giá là hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước; tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước; quản lý tài nguyên hải đảo; quản lý môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai hải đảo; phát triển bền vững kinh tế đảo.
3 Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường của các dự án lấn biển / Nguyễn Song Tùng // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 2 (33) .- Tr. 11-19 .- 910
Hoạt động lấn biển đã và đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, được xem là giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dân số gia tăng, các nguồn lực cho phát triển giảm, đặc biệt là quỹ đất ngày càng hạn hẹp. Tại Việt Nam, nhiều dự án lấn biển được thực hiện ở các tỉnh, thành phố ven biển. Lấn biển đã trở thành một hướng mở tích cực, hướng phát triển cần thiết cho tương lai. Tuy nhiên, hoạt động lấn biển cũng có nguy cơ tạo ra nhiều hệ lụy như: làm thay đổi điều kiện tự nhiên, địa hình, cảnh quan; thay đổi chế độ thủy động lực, thay đổi dòng chảy ven bờ; tác động đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học và tài nguyên biển cũng như các vấn đề xã hội khác. Vì vậy, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường là yêu cầu bắt buộc đối với các dự án lấn biển nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.
4 Tiềm năng tài nguyên biển Việt Nam / Bùi Hoàng Trung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 543 .- Tr. 67-69 .- 658
Biển và đại dương được xem là giàu tài nguyên thiên nhiên, là không gian sinh tồn của loài người. Tổng giá trị của "nguồn vốn tự nhiên" của biển ước tính đạt ít nhất 24.000 tỷ USD và tổng sản lượng biển hàng năm (GMP) - tương đương với tổng sản lượng quốc nội của quốc gia (GDP) - tối thiểu là 2,5 nghìn tỷ USD. Trên toàn thế giới, khoảng 3 tỷ người có nguồn sinh kế phụ thuộc vào biển và các nguồn lợi từ biển đóng góp 5% GDP toàn cầu. Rõ ràng, tương lai của loài người phụ thuộc rất lớn vào biển, nhất là khi dân số đã vượt mức 7 tỷ người và các nguồn lực trên đất liền dần cạn kiệt hoặc bị ô nhiễm.