CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Lợi ích kinh tế

  • Duyệt theo:
1 Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với lợi ích kinh tế của người lao động trong các công ty dệt may ở Việt Nam / Nguyễn Như Quảng // .- 2024 .- K2 - Số 266 - Tháng 6 .- Tr. 67-71 .- 330

Bài viết này tập trung phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với lợi ích kinh tế của người lao động trong các công ty dệt may dưới hình thức chủ yếu là thu nhập và việc làm.

2 Thực trạng lợi ích kinh tế của công nhân trong các công ty dệt may ở tỉnh Nam Định dưới hình thức thu nhập / Nguyễn Như Quảng // .- 2024 .- K1 - Số 263 - Tháng 5 .- Tr. 71-74 .- 330

Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng lợi ích kinh tế của công nhân trong các công ty dệt may qua góc nhìn thu nhập, từ đó chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho công nhâ trong các công ty dệt may ở tỉnh Nam Định.

3 Giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế thu hút FDI của Trung Quốc và bài học cho tỉnh Thái Nguyên / Đỗ Thị Thu Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 569 .- Tr.51 - 53 .- 330

Trung Quốc luôn được xếp hạng là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về thu hút đầu tư FDI. Bí quyết tạo nên sự thành công đó là chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương tập trung giải quyết đảm bảo hài hoà quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong thu hút FDI. Bài viết bàn sâu thêm nội dung này làm bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên.

4 Ảnh hưởng của sự tự nhiên chào đón, sự cam kết cộng đồng và lợi ích kinh tế cá nhân đến thái độ và hành vi ủng hộ sự phát triển du lịch của người dân tại Việt Nam / Phạm Tô Thục Hân // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 66-88 .- 658

Trên nền tảng lý thuyết trao đổi xã hội, thuyết liên đới cảm xúc và thuyết hành động hợp lý, nghiên cứu này khám phá một bức tranh toàn diện về mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế và phi kinh tế với thái độ và hành vi ủng hộ sự phát triển du lịch của người dân địa phương ở 10 trong 63 tỉnh thành phát triển du lịch của Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: định tính và định lượng. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả thu được qua dữ liệu thu thập từ 534 người dân địa phương khẳng định mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố Sự tự nhiên chào đón, Sự cam kết cộng đồng, Lợi ích kinh tế cá nhân đến Thái độ và Hành vi ủng hộ sự phát triển du lịch (ngoại trừ Sự cam kết cộng đồng không ảnh hưởng đến Hành vi ủng hộ sự phát triển du lịch), cũng như giữa Thái độ ủng hộ sự phát triển du lịch đến Hành vi ủng hộ sự phát triển du lịch.