CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Người chưa thành niên
1 Nguyên tắc xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật: Từ quy định pháp luật quốc tế đến nội luật hóa / Nguyễn Thị Thủy // .- 2024 .- Tháng 4 .- Tr. 85-94 .- 340
Phân tích quy chuẩn quốc tế xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật – cơ sở nội luật hóa cho Việt Nam. Nghiên cứu về luật xử lý vi phạm hành chính Việt Nam với việc nội luật hóa chuẩn mực quốc tế về xử lý hành chính người chưa thành niên vi phạm pháp luật,
2 Hoàn thiện pháp luật về quyền của người chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay / Phan Thị Lan Phương // .- 2024 .- Số 11 (490) - Kỳ 1- Tháng 6 .- Tr. 21 – 26 .- 340
Trong bài viết này, tác giả phân tích, đánh giá và chỉ ra những điểm còn hạn chế trong các quy định pháp luật về quyền của người chưa thành niên. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền của người chưa thành niên nhằm tăng cường bảo đảm quyền của nhóm người dễ bị tổn thương này ở Việt Nam trong thời gian tới.
3 Hoàn thiện chinh sách pháp luật hình sự của Việt Nam đối với nạn nhân là người chưa thành niên trên cơ sở tham chiếu khung pháp luật quốc tế / Nguyễn Thị Ánh Hồng // .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 75-84 .- 340
Tác giả đánh giá chính sách pháp luật hình sự đối với nạn nhân là người chưa thành niên trên cơ sở tham chiếu các chuẩn mực pháp lý quốc tế về các nguyên tắc trong chính sách pháp luật hình sự đối với nạn nhân là người chưa thành niên. Trên cơ sở đánh giá tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Bộ luật Hình sự năm 2015 về chính sách pháp luật hình sự đối với nạn nhân là người chưa thành niên.
4 Triết lí xử lí người chưa thành niên phạm tội trong lập pháp của Canada – Liên hệ với Việt Nam và những đề xuất / Đào Lệ Thu // Luật học .- 2022 .- Số 10 .- Tr 24 – 39 .- 340
Bài viết có sự liên hệ với quá trình xây dựng pháp luật của Việt Nam về xử lí người chưa thành niên phạm tội để cho thấy những tương đồng nhất định về các triết lí xử lí các chủ thể này ở từng giai đoạn lịch sử. Cuối cùng bài viết đưa ra các đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam ở góc độ xử lí người chưa thành niên phạm tội nhằm thể hiện tối đa các triết lí xử lí nhân văn và hiện đại trên cơ sở học tập kinh nghiệm xây dựng phá luật của Canada và nhu cầu nội tại của thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam.
5 Xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của Pháp luật quốc tế và một số nước – Những gợi mở Việt Nam / Mai Thị Thúy // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 06(154) .- Tr. 31-44 .- 340.01422
Bài viết phân tích các chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật Canada, Indonesia về xét lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự về vấn đề này.
6 Các biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người bang Georgia phạm tội theo quy định của bộ luật tư pháp người chưa thành niên bang Georgia và kinh nghiệm cho Việt Nam / Trần Ngọc Lan Trang // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 06(154) .- Tr.45-58 .- 345.22
Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích qui định của Bộ luật Tư pháp người chưa thành niên bang Georgia theo hai vấn đề cơ bản: (1) các biện pháp xử lý chuyển hướng gồm các nội dung về lịch sử qui định, nguyên tắc, thẩm quyền áp dụng và điều kiện; và (2) cơ quan quản chế người chưa thành niên gồm các yếu tố về nguồn nhân lực và kinh phí. Đối với mỗi vấn đề, tác giả phân tích và đưa ra một số kinh nghiệm cho việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ở Việt Nam hiện nay.
7 So sánh quy định về hình phạt tiền áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 và Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996 và một số kiến nghị / Đinh Hà Minh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 06(154) .- Tr. 31-44 .- 345.597002632
Bài viết này nghiên cứu so sánh các qui định về hình phạt tiền áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam năm 2015 và Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996 và chỉ ra BLHS Liên bang Nga có một số điểm tiến bộ về mặt lập pháp mà chúng ta cần tiếp thu để hoàn thiện BLHS Việt Nam.
8 So sánh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về lấy lời khai người bị hại, người làm chứng chưa thành niên với hướng dẫn của Liên hợp quốc và kiến nghị hoàn thiện / Nguyễn Phương Thảo, Phạm Thị Tuyết Mai // .- 2022 .- Số 06(154) .- Tr. 85-99 .- 345.5970026
Bài viết nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về lấy lời khai người bị hại, người làm chứng chưa thành niên so với những tiêu chuẩn, hướng dẫn của Liên Hợp Quốc. Một số vấn đề được tập trung nghiên cứu trong bài viết: khung pháp lý, chủ thể tiến hành hoạt động lấy lời khai; sự có mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người đại diện, đại diện nhà trường, tổ chức và một số chủ thể khác; thời gian và địa điểm lấy lời khai. Thông qua so sánh, bài viết đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về hoạt động lấy lời khai người bị hại người làm chứng chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
9 Đánh giá một số qui định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam đối với phạm nhân là người chưa thành niên trên cơ sở so sánh với các qui tắc, tiêu chuẩn quốc tế / Lê Huỳnh Tấn Duy // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 06(154) .- Tr. 100-114 .- 345.5970026
Bài viết phân tích và đánh giá một số qui định của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam đối với phạm nhân chưa thành niên trên cơ sở so sánh với các qui tắc, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng. Từ đó tác giả đưa ra một số định hướng sửa đổi, bổ sung các qui định này.
10 Bàn về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên / Trương Tư Phước // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 05(153) .- Tr. 1-12 .- 342.59706
Bài viết phân tích nội dung và một số bất cập trong qui định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) về các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành viên vi phạm hành chính. Từ đó, tác giả kiến nghị ngững giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.