CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật--Quốc tế

  • Duyệt theo:
1 Hội đồng tư pháp quốc gia ở Pháp, Canada, Tây Ban Nha và Italia / Tô Văn Hòa // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 3-12 .- 340.9

Bài viết này nghiên cứu về hội đồng tư pháp quốc gia ở Canada, Pháp, Italia và Tây Ban Nha từ các góc độ như cơ sở pháp lí hình thành, cơ cấu tổ chức và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn. Bốn quốc gia này có chính thể không hoàn toàn giống nhau song cùng có chung đặc điểm của nền dân chủ với vai trò nổi bật của nghị viện trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước. Đó cũng là đặc điểm của nền dân chủ mà Việt Nam đang tuyên bố xây dựng. Chính vì vậy, nghiên cứu về hội đồng tư pháp trong bốn nền dân chủ này có thể đưa lại những kinh nghiệm phù hợp có thể tham khảo phục vụ công cuộc cải cách tư pháp của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức, hoạt động của hệ thống tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

2 Chế định công ty hợp vốn cổ phần ở châu Âu và một số khuyến nghị đối với Việt Nam / Nguyễn Văn Lâm // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 6 (261) .- Tr. 29-37 .- 340

Phân tích chế định công ty hợp vốn cổ phần trong pháp luật của một số quốc gia châu Âu, từ đó gợi mở những vấn đề, nhu cầu bổ sung vào quy định luật doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam.

3 Xu hướng xét xử trực tuyến ở Hoa Kỳ, Sigapore, Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam / Võ Minh Kỳ, Nguyễn Phương Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 19(443) .- Tr.52 - 64 .- 345.5970026

Trên thế giới, việc áp dụng mô hình xét xử trực tuyến thay tế cho các phiên tòa được thực hiện theo mô hình truyền thống đã và đang trở thành xu thế và được áp dụng ngày càng nhiều và phổ biến. Ở Việt Nam, việc áp dụng mô hình xét xử trực tuyến còn gặp phải một số khó khăn, thách thức trong cách hiểu và áp dụng các qui định của pháp luật về tố tụng tại Việt Nam, xét xử bằng hình thức trực tuyến vẫn là một xu thế trong bối cảnh bùng phát của dịch bệnh. Việc kéo dài thời gian đưa ra xét xử dù vì lý do bất khả kháng cũng làm ảnh hưởng rất nhiều tới quyền và lợi ích lợp pháp của công dân. Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm xét xử trực tuyến ở Hoa Kỳ, Sigapore và Trung Quốc, các tác giả rút ra một số gợi mở cho Việt Nam trong chuyển đổi từ xét xử trực tiếp sang xét xử trực tuyến trong tương lai.

4 Xây dựng đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế / Phạm Văn Đàm // Luật học .- 2021 .- Số 4 .- Tr.25 - 28 .- 341.752

Hội nhập kinh tế đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đây được xem là xu thế không thể đảo ngược trong một thế giới toàn cầu. Tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam, khi gia nhập"sân chơi" toàn cầu, đều phải cam kết tuân thủ "luật chơi" chung, phải tôn trọng và áp dụng các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế mà quốc gia đó đã kí kết hoặc tham gia. Tuy nhiên, do nước ta hiện là một quốc gia đang phát triển, việc tham gia hội nhập quốc tế cũng chậm hơn so với nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy trình độ, kinh nghiệm hội nhập quốc tế còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là về luật pháp quốc tế. Đa phần người dân, doanh nghiệp chưa hiểu nhiều về pháp luật quốc tế, vì thế khi tham gia vào các quan hệ pháp luật có các yếu tố nước ngoài thường rơi vào vị trí của người yếu thế. Trong bối cảnh đó, vai trò của đội ngũ luật sư là hết sức quan trọng. Thực tế trong những năm qua, đội ngũ luật sư Việt Nam đã có những đóng góp hết sức to lớn vào tiến trình hội nhập toàn diện của đất nước. Bài viết đi vào phân tích những nét cơ bản của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng đội ngũ luật sư trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay.

5 Pháp luật quốc tế về an ninh con người của phạm nhân và một số khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Đức Hoà // Luật học .- 2019 .- Số 11 (2019) .- Tr.3 – 17 .- 340

Trong những thập kỉ qua, Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế đã ban hành nhiều văn bản pháp lí tạo cơ sở quan trọng để các quốc gia tiến hành “ nội luật hoá” nhằm thúc đẩy an ninh con người của phạm nhân trên tất cả các phương tiện. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới an ninh con người, pháp luật về an ninh con người của phạm nhân song vẫn còn một số nội dung chưa tương thích với pháp luật quốc tế. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận về an ninh con người, pháp luật về an ninh con người của phạm nhân, bài viết phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về an ninh con người của phạm nhân và đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này ở Việt Nam hiện nay.