CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Viêm loét dạ dày

  • Duyệt theo:
1 Tác dụng của viên nang cứng từ bài thuốc “Dạ dày HĐ” trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng có Helicobacter pylory dương tính / Nghiêm Thị Thanh Hường, Dương Hồng Quân, Nguyễn Thị Thanh Tú // .- 2024 .- Tập 178 - Số 05 - Tháng 6 .- Tr. 250-258 .- 615

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có Helicobacter pylori dương tính bằng viên nang cứng từ bài thuốc “Dạ dày HĐ” và theo dõi tác dụng không mong muốn của chế phẩm trên lâm sàng và cận lâm sàng. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở, so sánh trước sau điều trị trên 72 bệnh nhân được chẩn đoán viêm loét dạ dày - tá tràng có Helicobacter pylori dương tính. Bệnh nhân được uống viên nang cứng từ bài thuốc “Dạ dày HĐ”, hàm lượng 500 mg/1 viên, 8 viên/ngày, uống liên tục trong 45 ngày.

2 Độc tính cấp và bán trường diễn của viên nang cứng từ bài thuốc “Dạ dày HĐ” trên thực nghiệm / Nghiêm Thị Thanh Hường, Nguyễn Thị Thanh Tú // .- 2024 .- Tập 174 - Số 01 - Tháng 02 .- Tr. 173-182 .- 615

Nghiên cứu nhằm đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của viên nang cứng từ bài thuốc “Dạ dày HĐ” trên thực nghiệm. Nghiên cứu độc tính cấp của viên nang trên chuột nhắt bằng phương pháp Litchfield – Wilcoxon. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn của viên nang trên chuột cống trắng theo hướng dẫn của WHO.

3 Tổng quan nghiên cứu: Đặc điểm kháng levofloxacin về kiểu hình và kiểu gen của Helicobacter pylori giai đoạn 2012 - 2022 / Trần Thị Như Lê, Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Vũ Trung // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 1-11 .- 610

Hiện nay tình trạng Helicobacter pylori kháng levofloxacin là một thách thức lớn trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Xét nghiệm kiểu hình và kiểu gen là hai xét nghiệm cơ bản đánh giá được tình trạng kháng levofloxacin của Helicobacter pylori. Tổng quan nghiên cứu này ghi nhận tỉ lệ kháng levofloxacin kiểu hình 38,4% (95%CI: 28,1% - 49,9%), tỉ lệ kháng levofloxacin về kiểu gen là 35,9% (95%CI: 28,6% - 44%) trong giai đoạn 2012 - 2022. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa xét nghiệm kiểu hình và xét nghiệm kiểu gen trong việc xác định sự đề kháng levofloxacin của Helicobacter pylori được ghi nhận 10/13 nghiên cứu.

4 Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm loét dạ dày của cao chiết lá Sanchezia nobilis Hook.F trên thực nghiệm / Bùi Thị Xuân, Trần Minh Ngọc, Trần Thanh Hà, Đặng Thị Thu Hiên // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 278-289 .- 610

Lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.F) đã được sử dụng trong dân gian như một vị thuốc điều trị viêm loét dạ dày. Nghiên cứu sử dụng dịch chiết cồn toàn phần lá Khôi đốm để đánh giá tác dụng điều trị viêm loét dạ dày và giảm đau trên thực nghiệm. Mô hình thắt môn vị được tiến hành theo phương pháp Shay trên chuột cống trắng chủng Wistar ở 3 mức liều 450 mg/kg; 150 mg/kg và 50 mg/kg. Nghiên cứu tác dụng giảm đau trên mâm nóng và máy đo ngưỡng đau ở 2 mức liều 300 mg/kg và 900 mg/kg trên chuột nhắt trắng chủng Swiss.

5 Đột biến kháng levofloxacin trên gen gyrA, gyrB của Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng / Trần Thị Như Lê, Nguyễn Vũ Trung, Trần Ngọc Ánh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 2(Tập 150) .- Tr. 69-77 .- 610

Nghiên cứu đột biến kháng levofloxacin trên gen gyrA, gyrB của Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng. Tiệt trừ H. pylori là một trong những mục tiêu hàng đầu trong điều trị các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Kháng sinh điều trị H. pylori là vấn đề then chốt do đó việc xác định sự đề kháng kháng sinh của H. pylori là một cơ sở quan trọng trong việc lựa chọn thuốc điều trị. Ứng dụng kỹ thuật Etest để xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của levofloxacin và kỹ thuật giải trình tự trực tiếp để tìm ra đột biến điểm kháng levofloxacin trên gyrA, gyrB của H. pylori. Tỉ lệ đột biến levofloxacin trong nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao cần được giám sát trong điều trị. Các dạng đột biến tại vị trí codon 87, 91 trên gen gyrA và vị trí codon 457 trên gen gyrB đã được ghi nhận làm tăng nồng độ MIC của levofloxacin trong điều trị H. pylori.

6 Tác dụng của bài thuốc “Kiện tỳ chỉ thống HV” trên mô hình viêm loét dạ dày – tá tràng bằng cysteamin trên thực nghiệm / Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Thanh Trung, Vũ Thị Phương Thảo, Phạm Quốc Bình, Phạm Thủy Phương, Mai Phương Thanh, Đặng Thị Thu Hiên // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 24-32 .- 610

Nhằm đánh giá tác dụng dự phòng loét dạ dày – tá tràng của bài thuốc “Kiện tỳ chỉ thống HV” (KTHV) trên mô hình động vật thực nghiệm gây viêm loét dạ dày – tá tràng bằng cysteamin. Viêm loét dạ dày tá tràng hậu quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ niêm mạc, trong đó acid-pepsin và vi khuẩn Helicobacter Pylori giữ vai trò quan trọng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thủng ổ loét, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bài thuốc “Kiện tỳ chỉ thống HV” có tác dụng bảo vệ dạ dày ta tràng do cysteamin gây ra ở động vật thực nghiệm.

8 Tình hình nhiễm Helicobacter pylori đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi ở trẻ viêm loét dạ dày tá tràng từ 6-15 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ / Trần Đức Long, Nguyễn Trung Kiên , Nguyễn Thị Thu Cúc // .- 2019 .- Tr. 1 - 9 .- 610

Xác định tỷ lệ nhiễm H.Pylori và mô tả đặc điểm lâm sang, hình ảnh nội soi ở trẻ viêm, loét dạ dày tá tràng từ 6-15 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2018. Kết quả tỷ lệ nhiễm H.Pylori ở trẻ viêm loét dạ dày, tá tràng là 36,7%. Triệu chứng đau bụng chiếm 91,7%. Tỉ lệ các triệu chứng khác của đường tiêu hóa như buồn nôn và nôn, ợ chua, nóng rát thượng vị và xuất huyết tiêu hóa lần lượt là 58,3%, 36,7%, 23,3%, 13,4%. Hình ảnh nội soi có viêm dạ dày chiếm 86,6% và loét hành tá tràng chiếm 13,4%. Trong nhóm viêm dạ dày, viêm dạ dày mức độ nặng chiếm 3,8%, mức độ trung bình chiếm 59,6% và mức độ nhẹ chiếm 36,5%. Theo phân loại Sydney, viêm dạ dày sung huyết chiếm 86,6%. Những bệnh nhi có triệu chứng ợ chua, nóng rát thượng vị có tỷ lệ nhiễm H.Pylori cao hơn lần lượt là 3,3 lần và 4,5 lần so với trẻ không có triệu chứng. Những bệnh nhi có hình ảnh nội soi là viêm dạ dày sung huyết có tỷ lệ nhiễm H.Pylori thấp hơn 6,8 lần so với trẻ không có hình ảnh này (p<0,05).