CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tính thanh khoản
1 Tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động của công ty: phương pháp phân tích tổng hợp / Đào Thị Thanh Bình, Đào Thị Trung Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 12 (233) .- Tr. 77 – 83 .- 657
Nghiên cứu này phân tích tác động của Tính thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp bằng cách đánh giá định lượng với 73 bài báo trên toàn thế giới và 230 nghiên cứu. Nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra sự ảnh hưởng của các mối quan hệ giữa các yếu tố thanh khoản khác nhau, bao gồm Tỷ số thanh toán, Tỷ số thanh toán nhanh, Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, áp dụng cả mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy rằng nghiên cứu đã phân tích các tác động của các biến thanh khoản khác nhau đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tìm ra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ bằng cách thực hiện hồi quy phân tích tổng hợp.
2 Thực trạng và giải pháp quản trị các doanh nghiệp toàn cầu và ở Việt Nam / Đinh Ngọc Linh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 780 .- Tr. 78-80 .- 658
Quản trị vốn lưu động (VLĐ) là một yếu tố quan trọng trong tài chính doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản, rủi ro và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay những bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính đã gây áp lực ngày càng lớn lên các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng của họ, do đó, việc tập trung vào tối ưu hóa khả năng thanh khoản và dòng tiền tự do của đơn vị là rất quan trọng. Nhiệm vụ của các nhà quản trị doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả và vòng quay VLĐ đồng thời đảm bảo khả năng sinh lời được duy trì. Bài viết tổng hợp tình hình quản trị VLĐ tại các doanh nghiệp, qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị VLĐ.
3 Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vi mô đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE / Nguyễn Phương Hà, Trương Bá Thanh // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 212 .- Tr. 19-24 .- 658
Mục đích của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến tính thanh khoản của 145 doanh nghiệp niêm yết, trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) liên tục 10 năm, giai đoạn 2009 -2018. Để giải quyết các vấn đề nội sinh, nghiên cứu sử dụng mô hình GMM trong phân tích dữ liệu bảng động. Kết quả cho thấy, ngoại trừ GDP không có ảnh hưởng nào đến tính thanh khoản công ty thì lạm phát và lãi suất ngắn hạn đều có tác động ngược chiều đến tính thanh khoản. Nghiên cứu đã mở rộng nền lý thuyết về tính thanh khoản và cung cấp bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam rằng, ngoài các yếu tố đặc thù doanh nghiệp thì tính thanh khoản của doanh nghiệp còn chịu sự tác động từ các chính sách kinh tế vĩ mô.