CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tín dụng xanh
1 Đánh giá tác động của tín dụng xanh đối với hoạt động của cacs ngan hàng thương mại qua chỉ số ROA / Đào Thị Lành, Hồ Ngọc Tú // .- 2024 .- Số 12 - Tháng 6 .- Tr. 34-38 .- 332
Nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng để đánh giá tác động của tín dụng xanh đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) qua chỉ số tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng xanh cho các NHTM Việt Nam.
2 Những thách thức trong hoạt động tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đào Thị Thanh Tú // .- 2024 .- Số 660 - Tháng 6 .- Tr. 28 - 30 .- 658
Bài viết khái quát thực trạng cấp tín dụng xanh, có xem xét đến yếu tố môi trường, xã hội và quản trị nhận định các thách thức trong hoạt động cấp tín dụng xanh; từ đó đề xuất những khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.
3 Ngân hàng xanh hướng tới tăng trưởng bền vững / Nguyễn Công Thái, Hà Hải Nguyệt, Đậu Nguyễn Thảo Vy // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 139-150 .- 332.12
Bài viết phân tích thực trạng và kinh nghiệm phát triển tín dụng xanh ở các nước trên thế giới, chia thành 2 nhóm chính: các nước phát triển (Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc) và các nước đang phát triển (Bangladesh, Philippines). Qua đó, đưa ra những bài học, đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động ngân hàng xanh và tín dụng xanh cho mục tiêu tăng trưởng bền vững tại Việt nam, đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường nhận thức của người tiêu dung về việc sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường và sự hỗ trợ quan trọng của Chính phủ.
4 Phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam / Vũ Văn Thực // .- 2024 .- Sô 04 (631) .- Tr. 56-63 .- 332
Bài viết đánh giá khái quát thực trạng hoạt động tín dụng xanh ở Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển tín dụng xanhtrong thời gian tới.
5 Thông điệp từ áp dụng ESG trong ngành Ngân hàng / Nguyễn Minh Phong, ThS. Nguyễn Trần Minh Trí, Nguyễn Thị Duyên // .- 2024 .- Số đặc biệt .- Tr. 41-45 .- 332
Tiêu chuẩn bền vững hiện được xem là một trong những vấn đề cấp bách nhất của thời đại. Ngày càng nhiều tổ chức tài chính áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG: Environmental - Social - Governance) vào hoạt động thực tiễn của mình để hướng tới thông điệp chung tay vì sự phát triển bền vững. Theo nghiên cứu của Tổ chức DARA International, Việt Nam là quốc gia có thể chịu tổn thất khoảng 15 tỉ USD/năm do biến đổi khí hậu, tương đương khoảng 5% GDP. Việc áp dụng các tiêu chí ESG là giải pháp để ngành Ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, cũng như nâng cao uy tín, vị thế của mình cả trong nước và quốc tế.
6 Thực tiễn triển khai ESG tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đào Lê Kiều Oanh, Cao Thị Kiều Oanh // .- 2024 .- Số 06 - Tháng 3 .- Tr. 27-32 .- 332.12
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã, đang có những hoạt động và kết quả tích cực trong việc triển khai bộ E - S - G và có nhiều “hứa hẹn” sẽ thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, mật độ triển khai còn thấp, nguyên nhân chủ yếu từ các thách thức về công tác triển khai, thẩm định những tác động môi trường, các rủi ro liên quan đến danh mục đầu tư, quản trị, đánh giá rủi ro ESG, đội ngũ nhân sự đòi hỏi hệ thống ngân hàng cần phải giải quyết các vấn đề này. Điều này đặc biệt quan trọng nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả an toàn và lành mạnh cho các ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến môi trường, biến đổi.
7 Phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam / Lê Trương Ngọc Châu // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 37-39 .- 330
Phát triển tín dụng xanh đang là xu hướng toàn cầu và ngày càng được quan tâm trong các chương trình nghị sự quốc tế, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ tăng trưởng kinh tế đến môi trường và xã hội. Tuy nhiên, phát triển tín dụng xanh còn khá mới mẻ đối với Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp từ các nguồn Internet, tạp chí, sách… nghiên cứu về thực trạng phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam hiện nay; đồng thời đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển tín dụng xanh ở Việt Nam hiện nay.
8 Mối quan hệ giữa tín dụng xanh, phát thải CO2 và phát triển kinh tế xanh chất lượng cao tại Việt Nam / Nguyễn Hà Minh Tâm, Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Hữu Huân // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 23-41 .- 332.12
Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng phát triển kinh tế xanh chất lượng cao tại 63 tỉnh/thành đã tăng từ 2015 đến 2019, nhưng suy giảm giảm trong giai đoạn đại dịch COVID-19 (2020-2021). Tín dụng xanh và phát thải CO2 không chỉ trực tiếp tác động lên chất lượng kinh tế xanh của một tỉnh thành mà còn có tác động lan tỏa sang các tỉnh thành lân cận. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp chính sách như cải thiện khung pháp lý, thành lập các thể chế chuyên biệt, giảm thuế và hệ thống chứng nhận tiêu chuẩn hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính xanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
9 Liệu chính sách có ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các dự án xanh? – Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam / Lê Đức Lữ, Khúc Thế Anh, Bùi Kiên Trung // .- 2023 .- Số 318 - Tháng 12 .- Tr. 23-33 .- 332.1
Bài viết này tập trung trả lời câu hỏi: chính sách có ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch và tài trợ cho các dự án xanh của các tổ chức tài chính không phải ngân hàng hay không? Nghiên cứu định tính được sử dụng để phỏng vấn các chuyên gia lý thuyết và thực tiễn nhằm hiệu chỉnh bảng hỏi, thang đo và thảo luận một số chính sách. Chúng tôi sử dụng SPSS26 và AMOS24 để xử lý 1.383 bảng hỏi thu thập từ khảo sát. Kết quả cho thấy chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước và của chính các tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến ý định và quyết định cấp tín dụng xanh. Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số hàm ý chính sách đến Chính phủ, ngân hàng nhà nước, các Bộ có liên quan (như Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính) và chính các tổ chức tài chính.
10 Thực trạng tín dụng xanh của Việt Nam / Lê Thị Thúy, Lê Phước Hoài Bảo // .- 2023 .- Số 644 - Tháng 10 .- Tr. 55 - 57 .- 658
Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn, đã ban hành các văn bản pháp lý liên quan tới tín dụng xanh tử sớm. Từ năm 2015 tới 2022,Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm hỗ trợ phát triển tín dụng xanh trong nước. Những chính sách đã phần nào hỗ trợ hệ thống ngân hàng trong hoạt động cung ứng tín dụng xanh của mình, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và dự án xanh tiếp cận được với những nguồn vốn này. Tuy nhiên, một số hạn chế vẫn còn vướng mắc trong hành lang pháp lý của Việt Nam liên quan tới tín dụng xanh.