CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bảo hiểm--Thương mại
1 Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại tại Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Dương Trọng Khoa // .- 2024 .- Số 1 (286) .- Tr. 52 - 61 .- 327
Chính phủ Thái Lan trong những năm gần đây đã tập trung thực hiện xây dựng các kế hoạch phát triển bảo hiểm nhằm phù hợp với sự thay đổi của môi trường. Thị trường của Thái Lan chưa thực sự sẵn sàng mở cửa hoàn toàn khi vẫn còn khống chế tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực về bảo hiểm. Nhưng các chính sách bảo hiểm của Thái Lan đưa ra cũng đang dần tạo điều kiện cho việc mở rộng cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước. Nhiều sản phẩm bảo hiểm cần thiết với Thái Lan như bảo hiểm vi mô và bảo hiểm nông nghiệp cũng được chú trọng bên cạnh những sản phẩm bảo hiểm truyền thống. Các công nghệ mới trong lĩnh vực bảo hiểm cũng đang được quan tâm. Tất cả những điều này đều nhằm hướng tới một thị trường bảo hiểm phát triển bền vững tại Thái Lan. Thông qua các nghiên cứu về chính sách phát triển bảo hiểm của Thái Lan, tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm cho chính sách phát triển ngành bảo hiểm thương mại tại Việt Nam.
2 Một số nét về ngành bảo hiểm thương mại ở Việt Nam / Lê Trần Hà Trang // .- 2023 .- Số 639 - Tháng 07 .- Tr. 7 - 9 .- 368.2
Bảo hiểm thương mại là loại hình bảo hiểm ra đời sớm nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của ngành bảo hiểm thương mại ở Việt nam là sự ra đời của công ty bảo hiểm đầu tiên (Công ty Bảo hiểm Việt Nam) vào năm 1965. Cho đến nay, ngành bảo hiểm thương mại đã có những thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Bài viết làm rõ một số nét về ngành bảo hiểm thương mại ở Việt Nam kể từ khi ra đời đến nay.
3 Từ bỏ thế quyền của doanh nghiệp bảo hiểm đối với nhà thầu phụ trong hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng / Bạch Thị Nhã Nam // Luật học .- 2021 .- Số 6(253) .- Tr.56 - 59, 92 .- 344.597 02
Lĩnh vực xây dựng chứa đựng nhiều rủi ro liên quan đến vật liệu xây dựng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật, tai nạn người lao động và bên thứ ba ... Pháp luật đã đặt ra những yêu cầu chủ đầu dự án và nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn thiết kế bắt buộc phải tham gia bảo hiểm trong hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện từ bỏ thế quyền đối với nhà thầu hay các bên liên quan khác đến dự án xây dựng. Bài viết tìm hiểu về chế định thế quyền và từ bỏ thế quyền trong hoạt động bảo hiểm nói chung và bảo hiểm công trình xây dựng nói trên. Đồng thời bài viết phân tích một phán quyết của Tòa án Vương quốc Anh về việc không áp dụng từ bỏ thế quyền đối với nhà thầu phụ công trình xây dựng và đưa ra các lưu ý đối với các bên tham gia dự án dự án xây dựng trong việc bảo hiểm cho phần công việc nhận thầu.
4 Pháp luật phòng chống gian lận trong bảo hiểm thương mại - Một số bất cập và giải pháp / Hoàng Thị Lệ Mỹ // Tạp chí Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Điện tử) .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 27-31 .- 343
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt với những hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm của khách hàng với những hình thức đa dạng, thủ đoạn tinh vi và so tiền gian lận cũng ngày lớn. Chính vì vậy, Việc đưa ra định nghĩa và thống nhất quan điểm về gian lận bảo hiểm có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phòng chống gian lận bảo hiểm. Điều này đặt ra yêu cầu nhận diện những bất cập về pháp luật trong việc phòng chống gian lận bảo hiểm thương mại và hoàn thiện khung pháp lý về vấn đề này.