CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Doanh nghiệp tư nhân
1 Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI tại Hà Nội với doanh nghiệp tư nhân trong chuỗi giá trị toàn cầu / Bùi Huy Nhượng, Bùi Thị Thanh Huyền, Đoàn Xuân Hậu // Kinh tế & phát triển .- 2024 .- Số Đặc biệt (2024) .- Tr. 88-96 .- 332.1
Bài viết đã chỉ ra được 4 hạn chế trong quá trình liên kết, đó là: (i) Doanh nghiệp tư nhân tham gia vào chuỗi giá trị ở phần trung nguồn (chủ yếu cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp FDI sản xuất sản phẩm); (ii) Mức độ liên kết giữa doanh nghiệp FDI của thành phố Hà Nội với doanh nghiệp tư nhân thấp hơn so với thành phố khác, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng và thành phố Đà Nẵng; (iii) Tỷ lệ doanh nghiệp FDI của thành phố Hà Nội cung ứng sản phẩm và dịch vụ của mình cho nhóm khách hàng là doanh nghiệp tư nhân trong nước có sự sụt giảm; (iv) Sản phẩm của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn là xuất khẩu và bán cho khu vực nước ngoài tại Việt Nam. Trên cơ sở những nguyên nhân của hạn chế, bài viết đề xuất 2 nhóm giải pháp để tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI của thành phố Hà Nội với doanh nghiệp tư nhân trong bối cảnh mới.
2 Giải pháp phát triển doanh nghiệp tư nhân / Ngô Tuấn Anh // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 52 - 56 .- 332
Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển bởi nhiều nguyên nhân bất cập như về thể chế, quản trị và chất lượng nhân lực. Bài viết nghiên cứu này đánh giá thực trạng khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thời gian qua, từ giai đoạn đại dịch COVID-19 đến nay và đưa ra các kiến nghị giải pháp phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân thời gian tới.
3 Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trên nền tảng thực hiện đổi mới sáng tạo / Lê Thị Hồng Thúy // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 83-87 .- 658
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) là mục tiêu của Chính phủ, chính quyền địa phương trong những năm gần đây. Nghiên cứu tác động của chỉ số PCI đến sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nhằm đưa ra đánh giá, nhận định đầy đủ hơn về nỗ lực cải thiện chỉ số này có thực sự thúc đẩy phát triển DNTN. Đặc biệt, sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới đòi hỏi DN phải thực hiện đầu tư vào công nghệ, thực hiện đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động và năng suất của DNTN. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu như gia nhập thị trường, tính năng động tiên phong của lãnh đạo tỉnh và đào tạo lao động có tác động tiêu cực đến sự phát triển của DNTN.
4 Giải pháp phát triển doanh nghiệp tư nhân Việt Nam / Lê Quốc // Tài chính .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 63-66 .- 658
Trong những năm qua, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam liên tục có sự tăng trưởng mạnh cả về số lượng, quy mô, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển doanh nghiệp tư nhân cũng đặt ra nhiều vấn đề như: hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, năng suất lao động còn khiêm tốn; ứng dụng công nghệ cao hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp. Thực trạng này đòi hỏi cần có giải pháp, chính sách đột phá để doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phát triển.
5 Xác định tài sản chung của vợ chồng đối với doanh nghiệp tư nhân – Một số vướng mắc và kiến nghị / Nguyễn Vinh Hưng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 24 (472) .- Tr.30 – 34 .- 340
Hiện nay, việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng khi ly hôn đối với trường hợp một bên vợ, chồng là chủ doanh nghiệp tư nhân thường khá phức tạp và rắc rối. Bởi lẽ, giữa các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 với Luật Doanh nghiệp năm 2020 chưa có sự tương thích về vấn đề này. Trong bài viết này, tác giả phân tích vấn đề xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đối với doanh nghiệp tư nhân, chỉ ra các hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.
6 Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp tư nhân / Trần Ngọc Diệp // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 111-113 .- 657
Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với chức năng thu nhận, xử lý, và cung cấp thông tin cũng như kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp, công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả quản lý ở một doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung phân tích đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân, để từ đó làm rõ nội dung tổ chức công tác kế toán tại loại hình doanh nghiệp này.
7 Quy chế pháp lý về doanh nghiệp tư nhân theo Luật doanh nghiệp năm 2020 / Nguyễn Thanh Lý // Nghề luật .- 2021 .- Số 02 .- Tr.64 – 72 .- 340
Với tư cách là một trong những mô hình kinh doanh được sử dụng nhiều ở Việt Nam, Doanh nghiệp tư nhân có một vị trí khá đặc biệt trong đạo Luật doanh nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, bài viết phân tích khái niệm, đặc điểm, đăng ký kinh doanh, chế độ pháp lý về vốn, quản trị doanh nghiệp, giải thể và phá sản doanh nghiệp tư nhân. Từ đó, bài viết đưa ra những ý kiến góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay.
8 Yếu tố tác động đến quản trị nguồn nhân lực: hàm ý cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam / Hồ Minh Thế // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 573 .- Tr.67 - 69 .- 658
Quản trị nhân lực là cả một quá trình và có sự tác động từ nhiều phía. Hiện nay, có khá nhiều yếu tố tác động đến quản trị nguồn nhân lựcvà các yếu tố này thường xuyên thay đổi, có thể phân chia thành các nhóm yếu tố tác động cơ bản sau: Nhóm yếu tố thuộc môi trường bên trong như mục tiêu, chiến lược công ty, văn hoá doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo của doanh nghiệp ... Bài viết tìm hiểu chi tiết nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực hiện nay.
9 Đánh giá tác động của đại dịch Covid - 19 đến doanh nghiệp Việt Nam / Trần Thị Thu Hương, Phạm Tiến Mạnh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 742 .- Tr.10 - 13 .- 658
Dịch bệnh Covid - 19 xuất hiện đã tác động rất lớn đến nền kinh tế thế giới nới chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Phần lớn các doanh nghiệp chịu tác động của đại dịch, trong đó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là nhóm ngành nghề vận tải, dịch vụ du lịch, giáo dục đào tạo, xuất nhập khẩu ... Nguồn nguyên liệu bị hạn chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị co hẹp, doanh nghiệp gặp khó khăn trong cân đối dòng tiền. Để các doanh nghiệp trong nước vượt qua gia đoạn khó khăn, Chính phủ cần thiết đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp; đồng thời bản thân các doanh nghiệp cũng cần tự thay đổi mình, chủ động vượt qua khó khăn, thách thức đến từ diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
10 Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp tư nhân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid - 19 / Trịnh Đức Chiều, Lê Thị Ninh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 742 .- Tr.27 - 30 .- 658
Mặc dù Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được đại dịch Covid - 19 nhưng tác động của nó đến nền kinh tế, nhất là doanh nghiệp tư nhân còn khá nặng nề. Bài viết phân tích thực trạng, mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 đến một số ngành, lĩnh vực, từ đó đề xuất giải pháp cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp tư nhân. Đây cũng là căn cứ để đề xuất các chính sách hỗ trợ tiếp theo nhằm giúp doanh nghiệp tư nhân vượt qua khó khăn và khôi phục hoạt động sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.