CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Cung ứng dịch vụ
1 Tài chính số trong công cuộc phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam: một số giải pháp cho nhà cung ứng dịch vụ / Hoàng Thị Thu Hiện // .- 2023 .- Sô 17 (626) .- Tr. 32-38 .- 332
Cung ứng dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý, trên nền tảng kĩ thuật hiện đại, an toàn tới người tiêu dùng là một mục tiêu vô cùng quan trọng ở nước ta hiện nay. Tài chính số giúp đại bộ phận cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức được tiếp cận các dịch vụ tiền gửi, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác với chi phí thấp, an toàn, thuận tiện. Không chỉ làm cho nền kinh tế tăng trưởng, tài chính số còn góp phần gia tăng thu nhập, gia tăng chất lượng sống và văn minh tài chính của người dân. Trong công cuộc phát triển tài chính toàn diện, phát triển tài chính số và nhà cung ứng dịch vụ đóng vai trò rất quan quan trọng, bởi đây chính là một mắt xích mấu chốt trong hệ sinh thái tài chính toàn diện. Bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ nhìn từ góc độ nhà cung ứng dịch vụ tài chính số tại Việt Nam.
2 Cung ứng dịch vụ cho phát triển nông nghiệp: Kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho TP. Hồ Chí Minh / Kiều Anh Vũ // .- 2023 .- K1 - Số 245 - Tháng 08 .- Tr. 92-96 .- 658
Bài viết sẽ phân tích một số kinh nghiệm của Thượng Hải và Bangkok trong cung ứng dịch vụ cho phát triển nông nghiệp tại khu vực thành phố, từ đó rút ra một số bài học cho Thành phố Hồ Chí Minh.
3 Đo lường cung ứng dịch vụ hành chính công cấp quận theo kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp và người dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Ngọc Duy Phương, Huỳnh Thị Thùy Linh // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 105-110 .- 658
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lường cung ứng dịch vụ hành chính công cấp Quận theo kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp và người dân tại Ủy ban Nhân đân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng khảo sát 300 doanh nghiệp và người dân qua kiểm định phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội. Kết quả đã xác định 2 nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công, sắp xếp theo thứ tự giảm dần: Đồng cảm - đảm bảo và lệ phí. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công phục vụ người dân và doanh nghiệp.