CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quyền tự chủ
1 Tự chủ tài chính : tổng quan tài liệu giai đoạn 2001 – 2022 bằng phương pháp thư mục / Trịnh Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Hảo // .- 2023 .- Số 648 - Tháng 12 .- Tr. 31-33 .- 332
Bài viết sử dụng phương pháp thư mục để tổng quan tài liệu một cách có hệ thống về chủ đề "tự chủ tài chính". Bằng nhiều bước lọc, phân tích, bài viết tập trung phân tích 64 tài liệu công bố trong giai đoạn 20012022 để tìm ra khoảng trống nghiên cứu và xu hướng nghiên cứu trong tương lai về chủ đề này. Kết quả thu được từ phân tích 64 tài liệu cho thấy, có 36 quốc gia nghiên cứu thực nghiệm đối với chủ đề tự chủ tài chính. Có ba hướng chính trong hệ thống các tài liệu được đánh giá: nghiên cứu về những thay đổi, xu hướng và sự phát triển, cải cách và chính sách; nghiên cứu liên quan đến chỉ đạo, quản trị và quản lý; nghiên cứu tập trung giới hạn của quyền tự chủ hoặc mức độ tự chủ.
2 Sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến học phí đại học ở Việt Nam/ / Lương Văn Long // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 82-87 .- 658
Học phí là chi phí cho học tập, là số tiền mà người học phải có nghĩa vụ thanh toán cho cơ sở giáo dục, đào tạo theo một định kỳ nào đó. Đối với các trường đại học, ngoài ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục thì học phí là nguồn thu quan trọng, nhằm duy trì hoạt động của trường cũng như tạo khoản thu cho trả lương, đầu tư cơ sở vật chất nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện học tập cho sinh viên. Đặc biệt, trong bối cảnh các trường đang dần được trao quyền tự chủ thì học phí lại là nguồn thu chính đối với các trường. Bài viết sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến học phí đại học ở Việt Nam.