CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bệnh--Thận
1 Khảo sát tính sinh bệnh của biến thể gen PKD1 trong bệnh thận đa nang di truyền trội nhiễm sắc thể thường / Nguyễn Thị An Thủy, Trần Vân Khánh, Đỗ Gia Tuyển , Vũ Thị Hà, Nghiêm Trung Dũng // .- 2024 .- Tập 182 - Số 09 .- Tr. 18-27 .- 610
Bệnh thận đa nang di truyền gen trội nhiễm sắc thể thường (ADPKD) là bệnh thận di truyền hay gặp nhất với nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là những biến thể trên gen PKD1. Tuy nhiên, việc phân loại của các biến thể và mối liên quan giữa kiểu gen - kiểu hình của người bệnh ADPKD chưa thật sự rõ ràng. Chúng tôi sử dụng kĩ thuật giải trình tự toàn bộ vùng gen mã hóa (Whole exon sequencing - WES) để xác định các biến thể trên gen PKD1 ở 7 người bệnh mắc bệnh thận đa nang, đồng thời đánh giá khả năng gây bệnh của biến thể theo cơ sở dữ liệu di truyền và các phần mềm dự đoán in-silico.
2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh đái tháo nhạt trung ương sau phẫu thuật nội sọ tại Bệnh viện Nhi Trung Ương / Nguyễn Đức Thường, Đặng Ánh Dương, Đào Hải Hiền, Ngô Thị Mừng, Ngô Thị Thu Hương // .- 2024 .- Tập 181 - Số 08 .- Tr.195-202 .- 610
Nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 43 trẻ được chẩn đoán đái tháo nhạt trung ương sau phẫu thuật nội sọ điều trị tại khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương từ 3/2021 đến 2 /2024.
3 Bệnh thận mạn tính và kết quả sống sót dài hạn của người bệnh sau cắt thận triệt căn điều trị ung thư tế bào thận / Nguyễn Huy Hoàng, Đỗ Ngọc Sơn // .- 2024 .- Tập 181 - Số 08 .- Tr.225-231 .- 610
Bệnh thận mạn tính (CKD) được cho là nguyên nhân dẫn đến kết quả sống sót kém hơn của phẫu thuật cắt thận triệt căn. Nghiên cứu nhằm đánh giá tỷ lệ tiến triển thành CKD và ảnh hưởng của nó đến kết quả sống còn của bệnh nhân sau cắt thận triệt căn. Nghiên cứu mô tả có theo dõi dọc, 191 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt thận triệt căn điều trị ung thư tế bào thận từ năm 2013-2021, theo dõi sau mổ từ 1-9 năm.
4 Đặc điểm chuyển hóa calci – phospho và chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ bệnh thận mạn giai đoạn cuối / Lương Thị Phượng, Lưu Thị Hằng, Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Thu Hương // .- 2023 .- Tập 167 - Số 6 .- Tr. 97-105 .- 610
Chậm tăng trưởng là biến chứng thường gặp ở trẻ bệnh thận mạn (CKD) và bệnh thận mạn giai đoạn cuối (ESRD). Trẻ ESRD chậm tăng trưởng do nhiều yếu tố như dinh dưỡng kém, thiếu máu, rối loạn chuyển hóa muối khoáng và xương, hóc môn tăng trưởng, sử dụng corticoid. Nghiên cứu mô tả trên 54 trẻ ESRD điều trị thay thế thận.
5 Tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu thiếu sắt của người bệnh thận mạn lọc máu tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2019 / Nguyễn Trọng Hưng, Lê Đức Anh, Nguyễn Thị Thu Liễu, Vũ Ngọc Hà // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 394-400 .- 610
Phân tích tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu thiếu sắt của người bệnh thận mạn lọc máu tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2019. Bệnh thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm gây hậu quả của sự xơ hóa các nephron chức năng gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến tình trạng tăng nito phi protein máu như ure, creatinene. Nghiên cứu cho thấy, suy dinh dưỡng là vấn đề cần được quan tâm ở bệnh nhân lọc máu, cảnh báo về sự suy giảm cả khối cơ và khối mỡ cơ thể và tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân lọc má ngày càng giảm.
6 Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ FGF-23 huyết thanh với các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn / Nguyễn Hữu Vũ Quang, Võ Tam // Y dược học (Điện tử) .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 42-49 .- 610
Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ FGF-23 huyết thanh và các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích mối liên quan giữa nồng độ FGF-23 huyết thanh, các thông số sinh hóa, đặc điểm lâm sàng của 149 bệnh nhân bệnh thận mạn chưa lọc máu và đang lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Trung ương Huế. Kết quả: Đối với nhóm bệnh thận mạn chưa lọc máu thì nồng độ FGF-23 huyết thanh tương quan thuận với nồng độ ure, creatinine và tương quan nghịch với mức lọc cầu thận (MLCT); nồng độ ure, creatinine và mức lọc cầu thận là 3 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất trên nồng độ FGF-23 huyết thanh, sự thay đổi nồng độ ure, creatinine và mức lọc cầu thận giải thích được lần lượt 30,6% và 29,5% và 11,2% sự thay đổi nồng độ FGF-23 với mức ý nghĩa p < 0,05. Đối với nhóm bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ có sự tương quan thuận giữa nồng độ FGF-23 huyết thanh với nồng độ Canxi toàn phần, Phospho và tích số canxi- phospho; nồng độ Canxi toàn phần, Ca x P là 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất trên nồng độ FGF-23, sự thay đổi nồng Canxi toàn phần, Ca x P giải thích được lần lượt 29,7%, 18,8% sự thay đổi nồng độ FGF-23 với mức ý nghĩa p < 0,05. Kết luận: Có mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ FGF-23 huyết thanh với các yếu tố ảnh hưởng tới sự rối loạn khoáng xương ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn.
7 Nghiên cứu tương quan giữa khoáng xương và các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ / Nguyễn Thanh Minh, Võ Tam // .- 2020 .- Số 04 .- Tr. 42-49 .- 610
Khảo sát tương quan giữa nồng độ trong máu các khoáng xương: Phospho, canxi, PTH, vitamin D, β2 microglobulin, aluminium máu với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu gồm 163 bệnh nhân bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018 tại khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Quận 2, thành phố Hồ chí Minh. Kết quả: Phospho máu tương quan nghịch với độ tuổi r = - 0,342 ; tương quan thuận với albumin: r = 0,156, ure: r = 0,328, creatinin: r = 0,175, chỉ số canxi x phospho: r = 0,809, PTH máu: 0,273. Canxi máu hiệu chỉnh tương quan nghịch với albumin: r = - 0,917, Hb: r = - 0,369, ure: r = - 0,178, creatinin máu : r = - 0,188, chỉ số Canxi x Phospho: r = 0,492. PTH máu tương quan thuận với thời gian lọc máu: r = 0,336, bêta 2 microglobulin máu : r = 0,247; tương quan nghịch với Aluminium máu: r = - 0,161. Vitamin D máu tương quan nghịch với độ tuổi: r = - 0,166, β2 microglobulin máu: r = - 0,231. Aluminium máu tương quan thuận với trị số huyết áp tâm trương: r = 0,207 và tâm thu: r = 0,209. β2 Microglobulin máu tương quan thuận với thời gian lọc máu: r = 0,233, ure: r = 0,168; tương quan nghịch với Aluminium máu: r = - 0,224. Kết luận: Một số khoáng xương ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ có tương quan với tuổi, thời gian lọc máu, huyết áp, albumin, ure, creatinin máu và cũng có mối tương quan giữa các khoáng xương với nhau. Vì vậy, cần tầm soát các rối loạn khoáng xương và các tương quan theo khuyến cáo của KDOQI, KDIGO.
8 Chế độ ăn giàu protein có thể gây hại cho thận ở người khỏe mạnh / Trần Ngọc Thịnh // Dược & Mỹ phẩm .- 2020 .- Số 112 .- Tr. 28-31 .- 615
Một chế độ ăn giàu protein thường được khuyến cáo là cách giảm cân, nhất là giúp tăng cơ ở những người tập gym. Tuy nhiên, hai nghiên cứu mới gần đây chỉ ra rằng chế độ ăn giàu protein có thể gây hại cho thận, ngay cả ở những người có chức năng thận bình thường.
9 Nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới và phần trăm hồng cầu nhược sắc trong máu ngoại vi trên bệnh nhân thiếu máu bệnh thận mạn giai đoạn cuối / Đinh Hiếu Nhân, Trần Thị Ánh Loan // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 232 - 236 .- 610
Xác định giá trị trung bình và vai trò của CHr và % HYPO trong chẩn đoán bệnh nhân thiếu máu do bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thiếu sắt.