CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thế hệ mới
1 Một số vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp khi thực hiện các FTA thế hệ mới / Mai Lan Hương // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 7-9 .- 658
Hơn 35 năm Đổi mới và phát triển, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Đến nay, Việt Nam đã tham gia và ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó nổi bật là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và UKVFTA. Việc thực thi các FTA thế hệ mới này trong thời gian qua đã giúp Việt Nam và các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, tăng trưởng và phát triển sau đại dịch Covid -19. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp khi thực thi các FTA thế hệ mới này.
2 Biểu tượng trong thơ một số tác giả thuộc thế hệ đổi mới / Phạm Thị Trịnh // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 51 - 58 .- 895.921
Nhận diện vấn đề biểu tượng trong thơ một số tác giả tiêu biểu thuộc thế hệ Đổi mới: Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Nguyễn Lương Ngọc, Dương Minh Kiều, Inrasara,... Giới thuyết và xác định hệ thống biểu tượng trong thơ thời kỳ Đổi mới.
3 Khả năng thực thi các cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới / Ngô Hữu Phước, Nguyễn Thị Kim Cúc // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 03 (124) .- Tr. 50 – 63 .- 340
Bài viết tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến cam kết phi thương mại trong các hiệp định thương mại tự do thế mới được ký kết giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên minh chính phủ, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Đặc biệt, bài viết tập trung phân tích những điểm tương đồng và khác biệt của pháp luật lao động Việt Nam với các cam kết về lao động trong hai Hiệp định EVFTA và CPTPP nhằm đề xuất một số giải pháp thực thi có hiệu quả các cam kết về lao động trong các hiệp định này.
4 Quy định về nhân quyền trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và hướng thực thi đối với Việt Nam / Ngô Quốc Chiến, Đào Kim Anh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 03 (124) .- Tr. 64 – 79 .- 340
Bài viết so sánh các quy định về nhân quyền trong Hiệp định thương mại tự do Việt nam – EU (EVFTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – Hai FTA thế hệ mới tiêu biểu mà Việt Nam đàm phán, lý giải sự khác nhau căn bản trong cách tiếp cận của Liên minh châu Âu EU và Hoa Kỳ. Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá tầm quan trọng của các quy định về nhân quyền trong việc thiết lập “luật chơi” mới của thương mại toàn cầu, đồng thời nghiên cứu tác động của các quy định về nhân quyền trong các FTA thế hệ mới tới pháp luật Việt Nam.
5 Các quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam và những vấn đề đặt ra / Phùng Thị Yến // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2019 .- Số 03 (124) .- Tr. 80 – 92 .- 340
Bài viết này, bên cạnh những phân tích về khái niệm, nội dung và vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sẽ tập trung làm rõ các quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam, bao gồm: sự cần thiết phải đưa nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vào hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; nội dung của các quy định trực tiếp và gián tiếp điều chỉnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Cuối cùng, bài viết đưa ra một số lưu ý về việc thực thi quy định về trách nhiệm xã hội trong các hiệp định này.
6 Một số thách thức khi thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam từ việc chuyển hoá điều ước vào pháp luật trong nước / Nguyễn Ngọc Hà // .- 2019 .- Số 03 (124) .- Tr. 16 – 28 .- 340
Bài viết tập trung phân tích một số thách thức đối với Việt Nam khi chuyển hoá các hiệp định thương mại tự do (FTA) nói chung và các FTA thế hệ mới nói riêng vào nội luật. Các thách thức này liên quan đến nội dung của Điều 6 khoản 2 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 – cơ sở pháp lý để chuyển hoá FTA vào nội luật và từ chính thực tiễn chuyển hoá FTA vào các quy định trong nước. Đây là những vấn đề mà Việt Nam cần quan tâm giải quyết để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các cam kết của mình trong FTA.