CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Mạch máu
1 Kết quả điều trị phình động mạch não vỡ bằng phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch ở bệnh nhân chảy máu dưới nhện / Lương Quốc Chính, Vũ Đăng Thành // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Số 164(3) .- Tr. 48-60 .- 610
Nghiên cứu hồi cứu nhằm nhận xét kết quả điều trị phình động mạch não vỡ bằng can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật ở bệnh nhân chảy máu dưới nhện tại Bệnh viện Bạch Mai từ 7/2021 đến 7/2022.
2 Kết quả điều trị vi phẫu thuật bệnh lí co giật mặt với nội soi hỗ trợ tại Bệnh viện Việt Đức / Phạm Hoàng Anh, Dương Đại Hà, Chu Thành Hưng, Vũ Trung Hải, Bùi Huy Mạnh, Phạm Tuấn Dũng, Đồng Văn Hệ // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 162(Số 1) .- Tr. 37-45 .- 610
Co giật nửa mặt (hemifacial spasm) biểu biện bởi các chuyển động giật rung hay co cứng tiến triển, không tự chủ, không thành cơn của các cơ chịu sự chi phối của thần kinh VII ở một nửa bên mặt. Nội soi hỗ trợ vi phẫu thuật giải ép mạch máu thần kinh trong điều trị bệnh lí co giật nửa mặt đang là xu hướng mới ở Việt Nam. Nghiên cứu mô tả tiến cứu 11 bệnh nhân co giật nửa mặt được vi phẫu thuật giải ép có nội soi hỗ trợ tại Bệnh viện Việt Đức từ 1/2021 đến 12/2021.
3 Lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan của các tổn thương mạch máu ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống / Trịnh Ngọc Phát, Vũ Huy Lượng, Vũ Nguyệt Minh, Lê Huyền Minh, Hoàng Thị Phượng, Nguyễn Thị Hà Vinh, Lê Hữu Doanh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 54-61 .- 610
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan của các tổn thương mạch máu ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. Xơ cứng bì hệ thống là một bệnh tự miễn của mô liên kết, thường gặp thứ hai sau lupus ban đỏ hệ thống, biểu hiện lâm sàng đa dạng, căn nguyên chưa rõ, diễn biến mạn tính, điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Tổn thương mạch máu nhỏ là một đặc điểm quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của xơ cứng bì hệ thống, xảy ra ở hầu hết các cơ quan từ ngoại vi đến trung tâm. Không có mối liên quan giữa giá trị áp lực động mạch phổi với điểm RCS, số lượng loét ngón hoạt động và điểm capillaroscopy bán định lượng giảm số lượng mao mạch với p>0,05. Tất cả bệnh nhân có tổn thương mạch máu ngoại vi trên cận lâm sàng và hầu hết trong số này biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Áp lực động mạch phổi tâm thu tăng vừa và phần lớn bệnh nhân chỉ có triệu chứng nhẹ. Không có mối liên quan giữa tăng áp lực động mạch phổi và tổn thương mạch máu ngoại vi.
4 Phẫu thuật tổn thương mạch máu ngoại vi tại vị trí chọn mạch sau can thiệp tim mạch / Vũ Ngọc Tú, Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Anh Huy, Nguyễn Duy Gia, Lê Văn Tú, Lê Anh Minh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 115-121 .- 610
Nhằm trình bày phẫu thuật tổn thương mạch máu ngoại vi tại vị trí chọn mạch sau can thiệp tim mạch. Các phương pháp can thiệp tim mạch ngày càng được phát triển và áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng nhằm điều trị nhiều bệnh lý như bệnh mạch vành, động mạch chủ, bệnh van tim, chấn thương,… Đi kèm với sự phát triển này là các biến chứng mạch máu ở vị trí chọc mạch. Biến chứng tổn thương mạch máu ngoại vi tại vị trí chọc mạch sau can thiệp tim mạch có chỉ định phẫu thuật bao gồm vết thương động mạch, giả phình động mạch, thông động - tĩnh mạch và tụ máu sau phúc mạc. Các biến chứng chọc mạch có liên quan chặt chẽ với đường vào động mạch. Phẫu thuật điều trị tổn thương chọc mạch nên được tầm soát và chỉ định sớm để đạt hiệu quả cao, tránh các biến chứng tắc mạch, thiếu máu chi hoặc nặng nề hơn là cắt cụt chi cho bệnh nhân.
5 Giá trị tiên lượng của thang điểm WFNS đối với kết quả xấu sau chảy máu dưới nhện do vỡ phình động mạch não / Vương Thị Thu Hiền, Lương Quốc Chính // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 135-142 .- 610
Trình bày giá trị tiên lượng của thang điểm WFNS đối với kết quả xấu sau chảy máu dưới nhện do vỡ phình động mạch não. Nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ giữa hai thang điểm Hiệp hội Phẫu thuật Thần kinh Thế giới (WFNS) và Hunt – Hess (H&H) với kết quả thực tế và so sánh độ chính xác trong tiên lượng của hai thang điểm này. Chảy máu dưới nhện có một loạt các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng bao gồm: đau đầu, sợ ánh sáng, buồn nôn và nôn, gáy cứng, suy giảm ý thức và các dấu hiệu thần khu trú. Cả hai thang điểm WFNS và H&H đều có độ chính xác cao trong dự báo kết quả chức năng thần kinh. Bởi vì OR của thang điểm WFNS tăng không đều hơn cho nên nó không ưu thế hơn thang điểm H&H trong tiên lượng bệnh nhân.
6 Những thay đổi hình thái hệ thống mạch máu của gan đối với tắc ruột non cấp tính / Nguyễn Cao Cường // .- 2021 .- Tập 9 .- Tr. 48-58 .- 610
Nghiên cứu dựa trên phân tích mẫu vật sinh thiết thu được thông qua mô hình tắc ruột non cấp tính cơ học trên động vật thí nghiệm. Một phương pháp được sử dụng để đánh giá những thay đổi về thể tích của lòng mạch trên cơ sở nghiên cứu hình thái của các mạch máu trên một đơn vị diện tích của nhu mô gan. Theo tiến triển của bệnh, chúng tôi đã phát hiện ra sự khác biệt và mô hình chung những thay đổi của hệ thống mạch máu của gan so với thắt nghẹt và tắc nghẽn ruột non cấp tính.
7 Đặc điểm giải phẫu mạch máu vạt mạch xuyên bụng chân trong / Lê Phi Long, Nguyễn Việt Tiến, Nguyễn Tài Sơn // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 88-93 .- 610
Tìm hiểu đặc điểm giải phẫu mạch máu vạt mạch xuyên bụng chân trong trên 40 xác cẳng chân. Kết quả cho thấy vạt mạch xuyên bụng chân trong được cấp máu bởi động mạch xuyên cơ da, mạch này cách dưới nếp khoeo khoảng 8cm và bên trong đường giữa bụng chân khoảng 0,5cm. Đường kính ngoài trung bình của động mạch bụng chân trong và nhánh trong, nhánh ngoài lần lượt là 2,17mm, 1,32mm và 1,33mm.