CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Hộ kinh doanh
1 Chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp ở Việt Nam : từ chính sách đến thực tiễn / Phùng Thị Quỳnh Trang, Trần Quang Tiến // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 290 .- Tr. 50 - 53 .- 658
Bài viết phân tích chính sách, pháp luật có liên quan đến chuyển đổi hộ kinh doanh (HKD) cá thể thành doanh nghiệp (DN) và tổng hợp một số kết quả “chính thức hóa” HKD ở Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy quy định pháp luật về HKD chưa đầy đủ, thiếu nhất quán, chưa tương xứng với vai trò của HKD trong nền kinh tế. Một số quy định mới, nới lỏng về địa điểm kinh doanh, số lao động được thuê thường xuyên, chuyển đổi chính thức thành DN sẽ giúp cho HKD phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc bãi bỏ quy định về “chính thức hóa” đối với HKD đủ điều kiện sẽ kìm hãm sự chuyển đổi hình thức tổ chức kinh tế và thành lập mới DN, không tạo ra sự cải thiện quy mô, năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam. Bên cạnh đó, cơ chế thống kê, giám sát quá trình chuyển đổi từ HKD thành DN chưa được thiết lập định kỳ ở tất cả các cấp quản lý nhà nước dẫn đến Việt Nam không có thông tin quốc gia về lĩnh vực này, vì vậy, báo cáo đánh giá về “chính thức hóa” còn manh mún, không đủ giá trị tin cậy cho việc khái quát bức tranh về kết quả “chính thức hóa” tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất hàm ý chính sách để tiếp tục quá trình chuyển đổi HKD sang DN thay vì đưa ra chính sách tự do như hiện nay.
2 Nâng cao thu nhập hộ nông dân trồng xoài Vùng đồng bằng sông Cửu Long tham gia chuỗi giá trị toàn cầu / Lê Văn Thông // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 289 .- Tr. 81-84 .- 658
Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra khảo sát thực tế hộ nông dân trồng xoài tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và sử dụng các chỉ tiêu tính toán thu nhập của hộ nông dân trồng xoài của vùng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hộ nông dân trồng xoài tham gia chuỗi giá trị sẽ có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của hộ nông dân trồng xoài vùng Đồng bằng Sông Cửu Long còn nhiều hạn chế và chuỗi xoài của vùng vẫn còn mang đặc trưng của chuỗi xoài truyền thống. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao thu nhập hộ nông dân trồng xoài vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
3 Chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp ở Việt Nam : từ chính sách đến thực tiễn / Phùng Thị Quỳnh Trang, Trần Quang Tiến // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 290 Kỳ 2 tháng 6 .- Tr. 50 - 53 .- 658
Bài viết phân tích chính sách, pháp luật có liên quan đến chuyển đổi hộ kinh doanh (HKD) cá thể thành doanh nghiệp (DN) và tổng hợp một số kết quả “chính thức hóa” HKD ở Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy quy định pháp luật về HKD chưa đầy đủ, thiếu nhất quán, chưa tương xứng với vai trò của HKD trong nền kinh tế. Một số quy định mới, nới lỏng về địa điểm kinh doanh, số lao động được thuê thường xuyên, chuyển đổi chính thức thành DN sẽ giúp cho HKD phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc bãi bỏ quy định về “chính thức hóa” đối với HKD đủ điều kiện sẽ kìm hãm sự chuyển đổi hình thức tổ chức kinh tế và thành lập mới DN, không tạo ra sự cải thiện quy mô, năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam. Bên cạnh đó, cơ chế thống kê, giám sát quá trình chuyển đổi từ HKD thành DN chưa được thiết lập định kỳ ở tất cả các cấp quản lý nhà nước dẫn đến Việt Nam không có thông tin quốc gia về lĩnh vực này, vì vậy, báo cáo đánh giá về “chính thức hóa” còn manh mún, không đủ giá trị tin cậy cho việc khái quát bức tranh về kết quả “chính thức hóa” tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất hàm ý chính sách để tiếp tục quá trình chuyển đổi HKD sang DN thay vì đưa ra chính sách tự do như hiện nay.
4 Khuyến nghị chính sách “chính thức hóa” hộ kinh doanh ở Việt Nam / Hoàng Thị Thu Huyền // .- 2024 .- Số 1 (548) - Tháng 1 .- Tr. 35 - 46 .- 658
Dựa trên cơ sở dữ liệu tổng điều tra kinh tế năm 2017 của Tổng cục thống kê và khảo sát thực địa năm 2022, nghiên cứu đã đánh giá thực trạng “chính thức hóa” hộ kinh doanh, tập trung vào khía cạnh chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp (nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hồ Chí Minh). Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra 18 khuyến nghị chính sách “chính thức hóa” hộ kinh doanh, trong đó đáng lưu ý các khuyến nghị dựa trên: tiếp cận chính sách hướng vào lợi ích kinh tế và nhu cầu chuyển đổi thực sự của hộ kinh doanh; tiếp cận kinh tế học hành vi để nâng cao tính chính thức đối với hộ kinh doanh, quản lý hộ kinh doanh quy mô lớn tiệm cận sát hơn nữa với doanh nghiệp để hành vi lựa chọn chuyển đổi lên doanh nghiệp diễn ra một cách “tự nhiên”.
5 Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 / Nguyễn Thị Hoài Thu // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 8(147) .- Tr.61-71 .- 346.063
Theo số liệu Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có hơn 5,6 triệu hộ kinh doanh, gấp 8 lần số lượng doanh nghiệp và đóng góp hơn 30% GDP. Theo số liệu cơ quan thuế quản lý, cả nước có hơn 1,7 triệu lượt hộ nộp thuế, cũng gấp 3 lần số lượng doanh nghiệp. Thế nhưng số thuế hàng năm mà hộ kinh doanh đóng góp cho ngân sách chiếm chưa đầy 2% tổng doanh thu. Điều này cho thấy sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý thuế với đối tượng kinh doanh này.
6 Quy định mới về chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh / Võ Hồng Hạnh // .- 2022 .- Số 774 .- Tr. 81-83 .- 657
Trình bày khái niệm về hộ kinh doanh; Quy định mới về chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; Tạo nhiều thuận lợi cho hộ kinh doanh.
7 Nghiên cứu khả năng điều chỉnh hành vi sử dụng điện của hộ gia đình khi tăng giá điện sinh hoạt / Phan Diệu Hương // .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 95-100 .- 658
Giá bán lẻ điện sinh hoạt tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ gia đình, người dân có thể có những phản ứng điều chỉnh hành vi sử dụng điện của gia đình nhằm tiết kiệm điện tiêu thụ. Do đó, tác giả đã chọn nghiên cứu khả năng điều chỉnh hành vi sử dụng điện của hộ gia đình khi tăng giá điện sinh hoạt. Mô hình logit đa lựa chọn (multinomial logit) được chọn nhằm đánh giá khả năng điều chỉnh hành vi sử dụng điện của gia đình khi tăng giá điện sinh hoạt. Mẫu điều tra được thu thập tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
8 Chính thức hoá hộ kinh doanh ở Việt Nam: Khía cạnh lý luận, thực tiễn và lập pháp / Hoàng Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Hưởng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 10(386) .- Tr. 46 – 55 .- 340
Hộ kinh doanh là khái niệm riêng của Việt Nam, một khái niệm có tính lịch sử và quá độ. Khái niệm hộ kinh doanh hiện nay đang bộc lộ các bất cập và mâu thuẩn với yêu cầu xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại và môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch. Vì thế, chính thức hoá hộ kinh doanh có tính cấp bách và cần những giải pháp đồng bộ cả trên phương diện tư duy lý luận, lập pháp và hoạt động thực tiễn.