CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật--Lao động

  • Duyệt theo:
1 Bình đẳng giới trong quy định về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo pháp luật lao động Việt Nam / Trần Thị Huyền Trang // .- 2024 .- Số 4 (176) - Tháng 4 .- Tr. 23 – 35 .- 340

Bài viết phân tích vấn đề bình đẳng giới trong quy định về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc thông qua các nội dung về (i) khái niệm quấy rối tình dục tại nơi làm việc;(ii) chủ thể quấy rối tình dục tại nơi làm việc;(iii) trách nhiệm phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam nhằm bảo đảm bình đẳng giới tại nơi làm việc.

2 Pháp luật lao động với chính sách việc làm an ninh và linh hoạt nhằm mục đích phát triển bền vững ở việt nam: Thực trạng và một số kiến nghị / Trần Thị Thủy Lâm // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 04 (164) .- Tr. 35 – 47 .- 340

Chính sách việc làm an ninh và linh hoạt đã được nhiều nước áp dụng bởi nó tạo ra thị trường lao động năng động, phát triển nhưng vẫn đảm bảo được an ninh việc làm cho người lao động. Để thực hiện chính sách này, cần phải có sự tham gia của nhiều ngành luật, đặc biệt là pháp luật lao động. Cùng với pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp (chính sách việc làm thụ động), pháp luật về dịch vụ việc làm, đào tạo nghề (chính sách việc làm tích cực), pháp luật lao động (pháp luật về bảo hộ việc làm) đã tạo khung pháp lý cho thị trường lao động phát triển, năng động và linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo yếu tố an ninh. Bài viết này sẽ phân tích chính sách việc làm an ninh và linh hoạt, đánh giá thực trạng pháp luật lao động về an ninh linh hoạt đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm phát triển việc làm bền vững ở Việt Nam.

3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động / Lê Văn Đức // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 16 (392) .- Tr. 23 – 27 .- 340

Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là rất quan trọng, nhằm đảm bảo việc duy trì quan hệ lao động và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng cho mỗi bên.

4 Nhận diện quan hệ pháp luật lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) / Đoàn Thị Phương Diệp // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 2(123) .- Tr. 37 – 44 .- 340

Pháp luật lao động Việt Nam hiện hành không quy định bắt buộc xác lập hợp đồng lao động trong trường hợp cần thiết phải thuê mướn lao động mà tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các bên có thể giao kết hợp đồng lao động mà tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các bên có thể giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dân sự, thậm chí là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Bài viết làm rõ những tác động của bối cảnh mới vào việc nhận diện quan hệ lao động cũng như đề xuất hướng giải quyết cho thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.