CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách--An toàn vĩ mô
1 Tác động của chính sách an toàn vốn đến rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đỗ Thu Hằng // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 158 .- Tr. 15-31 .- 332
Bài viết nghiên cứu hiệu lực của các chính sách an toàn vốn trong việc giảm thiểu rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn tháng 06 năm 2009 đến 2019. Trong bài viết, dựa trên dữ liệu thứ cấp về vĩ mô và báo cáo tài chính của các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán, tác giả sử dụng phương pháp SRISK để đo lường rủi ro hệ thống, đồng thời dựa trên phương pháp hồi quy bảng không cân bằng để đánh giá tác động của các công cụ an toàn vốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng các công cụ an toàn vốn riêng lẻ có thể không phát huy được hiệu lực nhưng khi kích hoạt đồng thời thì các công cụ này đã có tác động giảm thiểu rủi ro hệ thống tại các ngân hàng. Từ đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu lực của các công cụ vĩ mô này.
2 Kinh nghiệm quốc tế về quy trình thực thi các công cụ chính sách an toàn vĩ mô và gợi ý cho Việt Nam / ThS. Nguyễn Vĩnh Hưng và nhóm nghiên cứu // Ngân hàng .- 2021 .- Số 22 .- Tr. 48-55 .- 332.1
Trình bày khái niệm chính sách an toàn vĩ mô; Các công cụ chính sách an toàn vĩ mô; Kinh nghiệm quốc tế về quy trình thực thi các công cụ chính sách an toàn vĩ mô; Một số đề xuất.
3 Tác động của chính sách giám sát an toàn vĩ mô tới giá bất động sản tại Việt Nam / Phạm Thị Hoàng Anh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 24-38 .- 332.1
Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các công cụ chính sách an toàn vĩ mô cũng như các nhân tố kinh tế vĩ mô khác đến giá bất động sản tại Việt Nam trong giai đoạn 2000-2018. Dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính, nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc NHNN áp trọng số rủi ro đối với kinh doanh bất động sản, và hạn chế đối tượng vay ngoại tệ có tác động làm giảm giá bất động sản tại Việt Nam trong giai đoạn 2000-2018. Các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế nóng được chứng minh có ảnh hưởng lớn tới sự bùng nổ của thị trường bất động sản.
4 Chính sách an toàn vĩ mô của một số quốc gia và đề xuất đối với Việt Nam / Đoàn Thị Thanh Hương, Vũ Mai Chi // Ngân hàng .- 2019 .- Số 21 .- Tr. 42-49 .- 332.1
Tổng quan về Chính sách an toàn vĩ mô; Kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học về xây dựng Chính sách an toàn vĩ mô; Một số đề xuất đối với Việt Nam.
5 Hiệu lực của chính sách an toàn vĩ mô tới sự ổn định của thị trường ngoại hối tại Việt Nam / Phạm Thị Hoàng Anh // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 268 .- Tr. 2-10 .- 339
Nghiên cứu tập trung đánh giá hiệu lực của chính sách an toàn vĩ mô qua kênh các công cụ liên quan đến ngoại hối cho chuỗi dữ liệu theo tháng giai đoạn 2007-6/2018 tại Việt Nam. Mô hình hồi quy đơn cho thấy một số công cụ như quy định tỷ lệ trạng thái ngoại tệ mở trên vốn tự có, dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ đã phát huy được hiệu lực truyền dẫn tới sự ổn định của thị trường ngoại hối Việt Nam. Trong khi đó, các công cụ hạn chế đối tượng cho vay ngoại tệ, kết hối ngoại tệ lại chưa phát huy được tính hiệu lực. Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng tìm ra bằng chứng cho thấy kích hoạt đồng thời các công cụ sẽ làm tăng khả năng hỗ trợ trong nâng cao hiệu lực truyền dẫn chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam.
6 Điều hành chính sách an toàn vĩ mô : kinh nghiệm các quốc gia và bài học cho Việt Nam / Mai Phan, Phạm Hiếu // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 15(528) .- Tr. 42-45 .- 332.1
Khái quát và mục tiêu chính sách an toàn vĩ mô; phân loại công cụ trong chính sách an toàn vĩ mô; kinh nghiệm điều hành chính sách an toàn vĩ mô của một số nền kinh tế trên thế giới; Thực trạng điều hành chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam; một số khuyến nghị chính sách.
7 Chính sách an toàn vĩ mô thông quan kênh truyền dẫn vốn đối với các tổ chức tín dụng ở Việt Nam / Phan Hữu Việt, Phạm Thị Hoàng Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 5(492) .- Tr. 32-39 .- 332.1
Đánh giá tác động của việc thay đổi hệ số rủi ro đối với các tài sản rủi ro, tổng dư nợ và chất lượng nợ tới mức đủ vốn của ngân hàng thương mại tại Việt Nam; đồng thời, đề xuất một số khuyến nghị cho ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng mức đủ vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và nâng cao hiệu ực điều hành của chính an toàn vĩ mô.