CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bảo hộ Thương mại

  • Duyệt theo:
1 Bảo hộ bí mật kinh doanh đối với chương trình máy tính / Trương Thị Tường Vi // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 47 – 59,148 .- 340

Bài viết làm rõ các nội dung pháp lí về bảo hộ bí mật kinh doanh đối với chương trình máy tính như khái niệm, điều kiện bảo hộ, giới hạn bảo hộ; phân tích các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh đối với chương trình máy tính và trách nhiệm pháp lí đối với các hành vi xâm phạm. Từ đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành và nâng cao thực thi về bí mật kinh doanh đối với chương trình máy tính như về hoạt động chứng minh trong tố tụng, quyền dịch ngược chương trình máy tính và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật về bí mật kinh doanh cho chương trình máy tính tại Việt Nam hiện nay.

2 Ngoại lệ bảo vệ an ninh quốc gia trong Hiệp định GATT của WTO / Ngô Trọng Quân // .- 2022 .- Số 05(153) .- Tr. 77-88 .- 345.597002632

Bài viết phân tích nội dung của ngoại lệ bảo vệ an ninh tại Điều XXI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) từ lịch sử đàm phán và thực tiễn giải quyết tranh chấp gần đây để rút ra một số lưu ý trong cách hiểu và vận dụng ngoại lệ này trong quan hệ thương mại quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại có xu hướng gia tăng.

3 Những động thái bảo hộ thương mại ở EU và một số hàm ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hiền // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 600 .- Tr. 43 - 45 .- 330

Bài viết phân tích các động thái bảo hộ thương mại mới ở EU và rút ra một hàm ý cho Việt Nam trong việc thực hiện bảo hộ thương mại, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan với EU, thúc đẩy ký kết các FTA thế hệ mới, có chất lượng cao, củng cố các nền tảng thương mại quốc tế, giảm các sức ép của chủ nghĩa bảo hộ thương mại lên đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trên cơ sở cải cách cơ cấu, đảm bảo tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, nhất là trong bối cảnh Covid 19 diễn ra như hiện nay.

4 Tác động của bảo hộ thương mại đến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu nông sản Việt Nam / Dương Hoàng Anh // .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 105 - 107 .- 330

Bài viết làm rõ một số vấn đề lý luận về tác động của bảo hộ thương mại đến doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản và một số hàm ý chính sách giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua rài cản bảo hộ, phát triển bền vững xuất khẩu nông sản.

5 Xu hướng bảo hộ thương mại trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Lan Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 586 .- Tr. 40 - 42 .- 382

Trong nhiều thập kỷ qua, thương mại toàn cầu dựa trên lý thuyết về lợi thế so sánh cho thấy các quốc gia thường chỉ làm ra những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh cao nhất nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Lợi thế so sánh của mỗi nền kinh tế dựa vào các yếu tố như khoa học và công nghệ, khả năng sáng tạo, nhân công rẻ, nguyên liệu dồi dào, thậm chí cả các yếu tố mang tính can thiệp của chính quyền như chính sách bảo hộ, hàng rào thế quan.. Về bản chất đó là sự phân công lao động trong dây chuyền sản xuất toàn cầu.

6 Hiệu quả bảo hộ thương mại trong nền kinh tế Việt Nam – Tiếp cận từ bảng cân đối liên ngành / Hồ Đình Bảo, Nguyễn Hậu, Bùi Trinh, Trương Như Hiếu // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 264 tháng 6 .- Tr. 2-10 .- 330.597

Nghiên cứu này thực hiện đo lường mức độ bảo hộ hữu hiệu, hệ số lan tỏa của các thành tố của cầu cuối cùng đến tổng sản lượng, giá trị gia tăng và nhập khẩu dựa trên số liệu của bảng cân đối liên ngành của Việt Nam các năm 2012-2016. Kết quả thực nghiệm cho thấy trong những năm gần đây các chính sách bảo hộ dường như chỉ đang tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chủ yếu là gia công với giá trị gia tăng và mức độ lan tỏa đến nền kinh tế ở mức thấp. Trong khi đó mức độ bảo hộ đối với các sản phẩm nông, lâm và thủy sản nội địa – những ngành hàng được xác định là lợi thế của khu vực kinh tế trong nước - là không đáng kể. Hệ số bảo hộ hữu hiệu âm ở tất cả các ngành nông, lâm, thủy sản và các ngành phụ trợ trong khi đó hệ số này lại tăng ở một số ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Điều này cho thấy những người nông dân và người tiêu dùng bị thiệt hại nhiều nhất, trong khi những người hoạt động trong các khâu trung gian trong chuỗi giá trị là đối tượng được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan. Bên cạnh đó, kết quả thực nghiệm cũng cho thấy Việt Nam bảo hộ kém hiệu quả đối với tất cả các ngành hàng trong cùng dòng hàng hóa so với Trung Quốc.