CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bệnh--Mắt

  • Duyệt theo:
1 Nguy cơ tái phát bệnh võng mạc trẻ sinh non sau điều trị tiêm Aflibercept / Sidorenko Evgeny Ivanovich, Sidorenko Evgeny Evgenievich, Obrubov Sergey Anatolievich, Lê Hoàng Thắng // .- 2024 .- Tập 175 - Số 02 - Tháng 3 .- Tr. 37-44 .- 610

Nghiên cứu đánh giá các yếu tố nguy cơ gây tái phát bệnh võng mạc trẻ sinh non sau điều trị tiêm nội nhãn aflibercept. Tỉ lệ tái phát sau điều trị là 37/244 mắt (15,16%). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tái phát bệnh võng mạc trẻ sinh non sau tiêm nội nhãn aflibercept bao gồm: tuổi thai, tuổi sau kinh chót tại thời điểm tiêm, cân nặng khi sinh, cân nặng tại thời điểm tiêm, chiều cao khi sinh, chu vi vòng đầu khi sinh, chu vi vòng đầu tại thời điểm tiêm, chu vi vòng ngực khi sinh, tiền sử truyền máu, chỉ số khối cơ thể tại thời điểm tiêm, tiền sử dây rốn quấn cổ.

2 Kết quả bước đầu điều trị viêm màng bồ đào không nhiễm trùng bằng phối hợp Adalimumab và thuốc ức chế miễn dịch tại Việt Nam / Đỗ Dung Hòa, Lê Thị Hồng Nhung, Bùi Thị Linh, Đào Thị Kim Yến, Phạm Trọng Văn, Mai Quốc Tùng // .- 2023 .- Tập 168 - Số 7 - Tháng 8 .- Tr. 67-76 .- 610

Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp, không có nhóm chứng, trên 31 mắt của 16 bệnh nhân VMBĐ KNT điều trị ADA phối hợp ƯCMD trong 24 tuần tại bệnh viện Đại học Y Hà nội. Chỉ số nghiên cứu chính là tỷ lệ đáp ứng điều trị. Các chỉ số phụ bao gồm thị lực, độ dày hoàng điểm, tác dụng không mong muốn, khả năng giảm liều corticosteroid và giãn liều ADA.

3 Khảo sát phản ứng của mắt và cơ thể trẻ em với Bevacizumab / Sidorenko Evgeny Evgenievich, Sidorenko Evgeny Ivanovich , Nazarenko Anastasia Olegovna, Petrichenko Anna Viktorovna , Lê Hoàng Thắng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 163(Số 2) .- Tr. 179-185 .- 610

Nghiên cứu phản ứng của cơ quan thị giác và của cơ thể trẻ em có khối u rắn ác tính với liều cao bevacizumab toàn thân (cao hơn 1500 lần so với liều tiêm nội nhãn) để xác định khả năng tiêm nội nhãn bevacizumab với trẻ em trong điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non. Sau khi bệnh nhân được điều trị bằng bevacizumab, bệnh nhân được xác định mức độ độc tính của thuốc theo các khuyến nghị của CTC – NCIC. Ngoài ra, tất cả bệnh nhân còn được trải qua khám lâm sàng bởi các bác sĩ chuyên khoa sơ sinh và nhãn khoa. Những thay đổi về cơ quan thị giác và toàn thân sau khi sử dụng bevacizumab là rất ít và không nghiêm trọng. Thị lực và nhãn áp không thay đổi so với trước khi điều trị (p > 0,3). Nghiên cứu đã nhận thấy sức đề kháng của mô mắt lớn hơn các mô khác trong cơ thể và chất ức chế hình thành tân mạch không gây ra các thay đổi bệnh lý ở mắt. Nghiên cứu này cho phép chúng tôi cân nhắc chuyển sang giai đoạn sử dụng bevacizumab tiêm nội nhãn trong bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non.

4 Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt điều trị bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp / Phạm Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Chiến Thắng, Phạm Trọng Văn, Nguyễn Đình Ngân // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 236-245 .- 610

Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng, được tiến hành trên 65 mắt của 42 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi giảm áp hốc mắt từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2021 tại Bệnh viện Quân Y 103. Chỉ định phẫu thuật bao gồm: lồi mắt: 34 mắt, chèn ép thị thần kinh: 31 mắt. Độ lồi của nhóm lồi mắt giảm trung bình 2,02 ± 1,06mm. Nhóm chèn ép thị thần kinh thị lực tăng trung bình tương đương với 3,1 dòng Snellen. Biến chứng chảy máu gặp ở 6/65 mắt (9,2%), viêm xoang sau mổ gặp ở 2/65 mắt (3,1%), viêm tổ chức hốc mắt gặp ở 1/65 mắt (1,5%). Song thị tăng nặng gặp ở 9/42 bệnh nhân. Thị lực trước mổ càng tốt tương quan với thị lực sau mổ càng tốt, độ lồi trước mổ càng cao tương quan với mức giảm độ lồi càng cao. Việc bảo tồn mảnh xương góc dưới trong ổ mắt cùng sàn ổ mắt gắn với tỷ lệ song thị thấp và mức giảm độ lồi thấp.

5 Mất cảm giác giác mạc bẩm sinh: Trường hợp đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam / Phạm Ngọc Đông, Đỗ Thị Thúy Hằng // .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 86-92 .- 610

Mô tả trường hợp đầu tiên ở Việt Nam được chẩn đoán bị mất cảm giác giác mạc bẩm sinh. Bệnh nhi nữ 4 tuổi bị loét giác mạc 2 mắt do mất cảm giác giác mạc bẩm sinh, kèm theo cảm giác đau, điếc, chậm phát triển tinh thần và vận động. Bệnh nhân được điều trị bằng Vigamox, Vismed, ghép màng ối. Diện loét biểu mô hóa chậm, tân mạch giác mạc.